Phân biệt vốn điều lệ

Mục lục bài viết

Góp vốn điều lệ có nghĩa là đầu tư vào công ty để trở thành chủ sở hữu công ty (trường hợp đóng góp 100% vốn điều lệ) hoặc đồng sở hữu (trường hợp không đóng góp hoàn toàn vốn điều lệ).

Hình thức góp vốn:

+ Mua cổ phiếu và trở thành cổ đông công ty (với công ty cổ phần)

+ Góp tài sản hiện vật: đất đai, máy móc, tiền mặt, công cụ dụng cụ,…

+ Góp bằng tài sản khác: bằng sáng chế, công nghệ…

quy định về vốn điều lệ

2. Quy định về vốn điều lệ với các công ty

Các quy định và thời gian góp vốn điều lệ tùy vào loại hình doanh nghiệp

Vốn điều lệ của công ty cổ phần

Theo Luật Doanh Nghiệp 2014 vốn điều lệ của công ty cổ phần do các cổ đông sáng lập tự thỏa thuận và ghi vào điều lệ của công ty. Nhưng các cổ đông sáng lập có thể mua và thanh toán trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đây là đặc trưng của công ty Cổ Phần trước giờ mà người ta còn hay gọi là công ty mở.

Theo khoản 1 Điều 112 Luật doanh nghiệp 2014: Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Số vốn góp của các thành viên sẽ được ghi rõ trong điều lệ công ty.

Với công ty tnhh 1 thành viên và 2 thành viên

Theo Luật doanh nghiệp 2014, thời hạn thành viên hoàn thành nghĩa vụ góp đủ vốn điều lệ trong giấy Đkkd là 90 tháng kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn đó, TV góp vốn không đủ, có thể giảm vốn điều lệ, hoặc nếu đã góp đủ và muốn góp thêm, doanh nghiệp có thể đăng ký tăng vốn điều lệ.

Đối với doanh nghiệp tư nhân: Theo khoản 1 Điều 184 Luật doanh nghiệp 2014: chủ sở hữu công ty phải góp vốn đủ ngay khi đăng ký thành lập, chủ sở hữu sẽ là người chịu trách nhiệm với công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. 

vốn điều lệ tiếng anh

3. So sánh vốn điều lệ và vốn pháp định

Hai loại vốn này đều là số vốn để các cá nhân, tổ chức cùng góp vào doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh.

Sự khác nhau:

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. - Nguồn

Vốn pháp là điều khoản bắt buộc doanh nghiệp phải đảm bảo có mức vốn tối thiểu với mức quy định để được kinh doanh trong một lĩnh vực cụ thể. Ví dụ, luật quy định mức vốn tối thiểu để có thể thành lập ngân hàng thương mại là 300.000 tỷ đồng. Vì vậy, để có thể mở được ngân hàng thương mại, bạn cần chứng mình được vốn công ty tối thiểu là 300.000 tỷ đồng.

vốn điều lệ và vốn pháp định

 3.1 Làm sao để chứng minh số vốn góp với cơ quan nhà nước?

Bạn có thể thể thông qua các tổ chứng tín dụng hoặc bộ phận giám định tài sản tại các ngân hàng nếu góp vốn bằng tiền mặt. Nếu vốn góp là các loại tài sản khác như bằng sáng chế, đất,.. thì cần có thêm biên bản thỏa thuận của bên góp và bên đại diện công ty nhận góp vốn.

vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu

3.2 Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty. Nó được cấu thành từ vốn điều lệ.

Vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu?

Có một số ngành nghề nhất định sẽ có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu, bạn có thể xem chi tiết tại đây. Nếu bạn đang kinh doanh một ngành ghề khác không nằm trong danh sách này, thì có nghĩa là ngành nghề đó không yêu cầu mức vốn pháp định.

Vì tại thị trường Việt Nam, số lượng các công ty kê khai số vốn điều lệ thực tê khá ít. Nguyên nhân của việc này bắt đầu bới bạn chưa hiểu hết về vai trò của nó. Hãy cùng Kế toán Con Số Thông Minh phân tích tại sao bạn nên khai báo đúng thông tin đúng với số liệu thực.

vốn điều lệ tối thiểu

Thứ nhất, nếu công ty bạn có số vốn điều lệ cao, đó sẽ là căn cứ để các đối tác lớn có một phần cơ sở để hợp tác với bạn. Vì số vốn này đã giúp bạn tạo được niềm tin và phần nào chứng minh được năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Thứ hai, nếu số vốn điều lệ của bạn khá thấp thì sẽ khó tạo niềm tin cho đối tác, cho các đơn vị ngân hàng, công ty tài chính.

Vậy số vốn điều lệ của tôi không cao thì cần phải làm gì?

Kế toán Con Số Thông Minh sẽ trả lời câu hỏi này. Trong trường hợp này, hiện tại bạn hãy khai báo thật số vốn điều lệ của mình, sau giai đoạn từ 1-3 năm, số vốn điều lệ tăng lên. Đến lúc đó, chúng tôi sẽ tiến hành khai báo số vốn mới cho bạn đến cơ quan thuế và sở KH&ĐT.

Xem ngay thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần

Chia sẻ bài viết này:

Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}


{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}} Đã bình luận vào lúc {{comment.created_at}}

{{comment.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{comment.content}}

{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}}

{{reply.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{reply.content}}

Bạn cần tư vấn?

Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!

Email
chat_icon
Chat
Hotline
chat_icon
Messenger
chat_icon
Zalo
Scroll top
Gửi lời nhắn đến chúng tôi

Liên hệ

Bạn cần được tư vấn? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất.

Bạn đã gửi thông tin thành công, chúng tôi sẽ liên hệ để hỗ trợ tư vấn bạn trong thời gian sớm nhất!