Tìm hiểu thuế là gì? Các khoản thuế phải nộp sau khi thành lập công ty

Nội dung bài viết

1. Định nghĩa

Thuế là một khoản phải nộp bắt buộc mà các tự nhiên nhân (cá nhân) và pháp nhân (các tổ chức) có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, các khoản thuế phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không được hoàn trả và màn tính chất đối giá.

Chi tiết hơn:

  • Thuế là một nguồn cung cần thiết để duy trì, vận hành và thực hiện các nhiệm vụ của bộ máy Nhà Nước nhằm mục đích bình ổn Quốc Gia và triển kinh tế, xã hội
  • Các loại thuế thông thường: mục đích để tạo ngân sách Quốc Gia và bình ổn xã hội
  • Thuế đặc biệt: đây là một loại thuế đặc biệt để hạn chế tiêu thụ các hàng hóa này trong Quốc Gia. Mục đích cuối cùng của thuế đặc biệt thường khá nhiều chẳng hạn như: gia tăng sử dụng hàng nội địa sản xuất, giảm thiểu công dân sử dụng sản phẩm gây hại sức khỏe,...

thuế

Một Doanh Nghiệp sau khi hoàn tất các thủ tục đăng ký thành lập công ty sẽ được Sở Kế Hoạch và Đầu tư cấp Giấy Phép Kinh Doanh, Mã Số Thuế. Lúc này Doanh Nghiệp tiến hành các hồ sơ khai thuế ban đầu với chi cục thuế và đóng các khoản thuế dưới đây:

1.1 Thuế môn bài

Thuế môn bài là một sắc thuế trực tiếp thu vào khoản thu nhập và thường là quy định theo thứ bậc đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thuế môn bài được thu hàng năm.  (Theo Thông tư 96/2002/TT-BTC ban hành ngày 24/10/2002 và Thông tư 42/2003/TT-BTC ban hành ngày 07/05/2003 của Bộ Tài chính - bạn có thể tham khảo thêm tại Website: gdt.gov.vn tổng cục thuế)

Mức thu thuế sẽ được phân theo bậc, dựa vào số vốn điều lệ ban đầu hoặc doanh thu của năm trước, nếu không là giá trị gia tăng của năm kinh doanh kế trước tùy từng nước và từng địa phương. 

Đối với Việt Nam sẽ căn cứ vào Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC (theo trang web tổng cục thuế) quy định về mức thu lệ phí đối với Doanh Nghiệp Tư Nhân, Công Ty Hợp Danh, Công Ty TNHH và Công Ty Cổ Phần sẽ dựa vào vốn điều lệ là:

Số vốn điều lệ (tỷ đồng)

Thuế môn bài nộp hàng năm (đồng)

Trên 10 tỷ

3.000.000 VND

Từ 10 tỷ trở xuống

2.000.000 VND

Chi nhánh, VPĐD, Địa điểm KD, đơn vị sự nghiệp, Tổ Chức Kinh Tế.

1.000.000 VND

Đối với hộ gia đình kinh doanh tự phát mức thuế môn bài phải nộp theo Doanh Thu năm trước như sau:

Mức doanh thu năm trước

Thuế môn bài hàng năm (đồng)

Trên 500 triệu đồng/năm

1.000.000 VND

Trên 300 đến 500 triệu đồng/năm

500.000 VND

Trên 100 đến 300 triệu đồng/năm

300.000 VND

“Lưu ý Kế Toán cần phải định khoản thuế môn bài để kết chuyển được Lợi Nhuận sau thuế chính xác và cân bằng bảng cân đối kế toán”

1.2 Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng (viết tắt là VAT của từ tiếng Anh Value Added Tax), trước đây VAT còn có tên khác là thuế trị giá trị gia tăng hay thuế bán hàng. Hiểu đơn giản đây là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán sản phẩm, hàng hóa. Một số nước khác trên Thế Giới VAT còn có tên khác là GST (goods and services tax) nhưng bản chất vẫn giống nhau.

Thuế VAT là khoản thuế mà bạn có thể được hoàn trả lại. Các trường hợp được hoàn thuế GTGT phải đúng với quy định của Khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC (xem thêm tại trang tổng cục thuế www.gdt.gov.vn)

Có 2 cách tính thuế GTGT:

  • Phương pháp khấu trừ:

Số thuế GTGT phải nộp = VAT đầu ra – VAT đầu vào

  • Phương pháp trực tiếp:

Số thuế GTGT phải nộp = VAT của hàng hóa * Thuế suất VAT của hàng hóa đó.

Phương pháp khấu trừ thuế là phương pháp rất phổ biến tại Việt Nam, nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với Cơ Quan Thuế và cả Doanh Nghiệp.

1.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo quy định, thuế thu nhập Doanh Nghiệp được áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có thu nhập chịu thuế. 

Thuế suất thuế TNDN là mức thuế phải nộp trên một đơn vị khối lượng chịu thuế, tỷ lệ thuế suất (%) dựa trên khối lượng thu nhập hoặc tài sản chịu thuế của Doanh Nghiệp.

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC) thì Thuế TNDN = (TN tính thuế - Trích lập Quỹ KH&CN)*Thuế suất

Công thức tính Thu Nhập tính thuế:

  • Thu Nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)

Theo Điều 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC TN chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định:

  • Thu nhập chịu thuế = (DT – Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác

Thuế suất Thuế TNDN tại Việt Nam được quy định là 20%.

“Bạn có biết rằng chúng ta cần phải theo dõi lịch nộp báo cáo thuế 2019 của Doanh Nghiệp để tránh tình trạng nộp chậm gây ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh nếu Cơ Quan Thuế gửi văn bản thông báo”

1.4 Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là thuế được tính dựa trên thu nhập của mỗi công dân. Mức thuế TNCN sẽ được thu theo bậc, cụ thể như sau:

Tổng thu nhập

Mức đóng thuế tương ứng

Tỉ lệ thực tế trên tổng thu nhập

1.000.000 – 9.000.000 VND

0

0%

9.000.001 – 14.000.000 VND

5% cho thu nhập trên 9.000.000 VND

0 – 1,79%

14.000.001 – 19.000.000 VND

250.000 cộng 10% cho thu nhập trên 14.000.000 VND

1,79 – 3,95%

19.000.001 – 27.000.000 VND

750.000 cộng 15% cho thu nhập trên 19.000.000 VND

3,95 – 7,22%

27.000.001 – 41.000.000 VND

1.950.000 cộng 20% cho thu nhập trên 27.000.000 VND

7,22 – 11,59%

41.000.001 – 61.000.000 VND

4.750.000 cộng 25% cho thu nhập trên 41.000.000 VND

11,59 – 15,98%

61.000.001  – 89.000.000 VND

9.750.000 VND cộng 30% cho thu nhập trên 61.000.000 VND

15,98 – 20,39%

Trên 89.000.000 VND

18.150.000 VND  cộng 35% cho thu nhập trên 89.000.000 VND

20,39 – dưới 35%

Vậy tổng kết các loại thuế Doanh Nghiệp phải nộp có 3 loại chính:

  • Thuế TNDN
  • Thuế môn bài
  • Thuế GTGT

2. Các trường hợp hoàn thuế

Hoàn thuế là gì? là quá trình mà Nhà Nước sẽ hoàn trả phần thuế thu sai quy định pháp luật hoặc thu quá mức. Như được đề cập bên trên. Chỉ Thuế GTGT là sẽ được hoàn trả theo Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điều 18:

  1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
  2. Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh
  3. Hoàn thuế đối với các dự án đầu tư 
  4. Hoàn thuế đối với dịch vụ, hàng hóa xuất khẩu
  5. Các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA
  6. Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ 
  7. Người nước ngoài, người Việt Nam trên nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh đối với hàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh 

Bạn cũng có thể coi chi tiết các trường hợp được hoàn thuế tại đây hoặc trực tiếp lên chi cục thuế thành phố hồ chí minh để được giải đáp và tra cứu lịch nộp các loại báo cáo thuế năm 2019.

Chia sẻ bài viết này:

Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}


{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}} Đã bình luận vào lúc {{comment.created_at}}

{{comment.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{comment.content}}

{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}}

{{reply.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{reply.content}}

Bạn cần tư vấn?

Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!

Email
chat_icon
Chat
Hotline
chat_icon
Messenger
chat_icon
Zalo
Scroll top
Gửi lời nhắn đến chúng tôi

Liên hệ

Bạn cần được tư vấn? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất.

Bạn đã gửi thông tin thành công, chúng tôi sẽ liên hệ để hỗ trợ tư vấn bạn trong thời gian sớm nhất!