Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Bài viết dưới đây sẽ tư vấn đầy đủ các thông tin pháp lý về thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân nhằm giúp khách hàng xác định và lựa chọn được đúng loại hình doanh nghiệp phù hợp với khả năng, nhu cầu và tiềm lực khi thành lập doanh nghiệp.

Nội dung bài viết

1. Công ty tư nhân là gì?

Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

Công ty tư nhân loại hình doanh nghiệp đặc biệt và khá khác biệt về chủ thể, về vốn và về cách thức hoạt động so với các loại hình khác như công ty cổ phần, công ty hợp danh hay công ty TNHH. Do vậy, đặc điểm và thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân đơn giản hơn các loại hình này.

ƯU ĐIỂM

NHƯỢC ĐIỂM

  • Công ty tư nhân do một cá nhân làm chủ nên có thể chủ động tự quyết mọi vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp.
  • Do chế độ chịu trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân là vô hạn nên sẽ đem lại uy tín và là sự đảm bảo cho các tổ chức ngân hàng, tín dụng và các đối tác, khách hàng giúp thu hút nguồn lực, phát triển hợp tác kinh doanh cho doanh nghiệp.
  • Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty tư nhân đơn giản, gọn nhẹ; không chồng chéo, phức tạp.
  • Công ty tư nhân có quyền mở chi nhánh và thuê giám đốc điều hành như các loại hình doanh nghiệp khác.
  • Chủ công ty tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán;
  • Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân đơn giản và nhanh chóng hơn thủ tục thành lập công ty tư nhân khác (công ty hợp danh, công ty TNHH hay công ty cổ phần)
  • Do phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản nên tính rủi ro của chủ doanh nghiệp cao.
  • Doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân nên chủ doanh nghiệp là phải người phải là người đại diện pháp luật, giải quyết những vấn đề của doanh nghiệp trước cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Chủ công ty tư nhân không thể độc lập tự tham gia các quan hệ pháp luật mà phụ thuộc vào tư cách pháp nhân của các loại hình doanh nghiệp khác.
  • Chủ công ty tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên của công ty hợp danh, mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một công ty tư nhân.
  • Công ty tư nhân không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn kinh doanh.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

thủ tục thành lập công ty tư nhân

Hãy đọc tiếp để biết lợi ích khi thành lập công ty tư nhân nhé!

2. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

  1. Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân.
  2. Bản sao hợp lệ CMND của chủ công ty tư nhân.
  3. Thông tin doanh nghiệp: Tên, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, đại diện pháp luật, cơ cấu tỷ lệ phần vốn.
  4.  Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan quản lý nhà nước (nếu có)
  5. Bản sao chứng chỉ hành nghề (áp dụng cho một số ngành)
  6. Một số giấy tờ khác: mục lục, bìa hồ sơ, tờ khai thông tin người nộp.

đăng ký doanh nghiệp tư nhânThành lập doanh nghiệp kế toán, dịch vụ liên quan đến thuế phải có chứng chỉ hành nghề

thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhânQuy trình khi đăng ký doanh nghiệp toàn diện chỉ có tại Công ty Con Số Thông Minh

3.1 Thành lập công ty tư nhân cần bao nhiêu vốn?

Ngành nghề kinh doanh sẽ quyết định đến vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp. Nếu chủ doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề không cần điều kiện thì sẽ không yêu cầu vốn pháp định. Tức là trong trường hợp này, chủ doanh nghiệp có thể đăng ký thành lập ngay cả khi vốn chỉ có 1 triệu đồng.

Còn nếu chủ doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện thì sẽ có yêu cầu về vốn pháp định. Mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau sẽ có mức vốn pháp định không giống nhau, ví dụ như: Vốn pháp định đối với kinh doanh BĐS là 20 tỷ VNĐ, đối với kinh doanh dịch vụ đòi nợ là 2 tỷ VNĐ,...

Để biết được ngành nghề mà mình muốn kinh doanh có thuộc trường hợp ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không, bạn hãy tham khảo tại Phụ lục 4 Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (Ban hành kèm theo Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư).

thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn

Quy định về vốn khi thành lập công ty tư nhân chỉ áp dụng cho một số ngành nhất định

3.2 Việc mở công ty tư nhân có lợi gì?

Tuy vẫn tồn tại nhiều hạn chế nhưng doanh nghiệp này vẫn là mô hình kinh doanh hàng đầu được các nhà đầu tư lựa chọn? Vậy lý do từ đâu? Thành lập doanh nghiệp tư nhân có những lợi ích gì? Hãy cùng đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên ngay sau đây nhé.

  • Đầu tiên, lợi ích hàng đầu của loại hình kinh doanh này là quyền quyết định của chủ sở hữu. Bạn có thể làm chủ, tự mình đưa ra các chiến lược, kế hoạch và triển khai chúng mà không phải cần sự đồng ý của bất kỳ ai. Điều này giúp giải quyết nhanh chóng và rút ngắn quy trình hoạt động.
  • Ngoài ra, khi thành lập doanh nghiệp sẽ tránh được những bất đồng quan điểm như loại hình doanh nghiệp khác. Vừa tiết kiệm thời gian vừa tránh những xung đột không đáng có làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
  • Ngoài ra với số vốn thành lập doanh nghiệp do mỗi chủ doanh nghiệp đầu tư nên toàn bộ lợi nhuận thu về đều thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp.
  • Côn gty tư nhân ít chịu sự ràng buộc của pháp luật, trách nhiệm cá nhân cao nên tạo nhiều niềm tin cho khách hàng, đối tác.
  • Chủ doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư. Dựa vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp để quyết định. Nếu đối với loại hình kinh doanh khác phải dựa trên ý kiến của hội đồng, sau quá trình thảo luận, biểu quyết mới đưa ra quyết định về vốn cuối cùng được.

thành lập doanh nghiệp tư nhânHãy chọn dịch vụ đăng ký thành lập công ty uy tín để giúp bạn tiết kiệm thời gian.

 Nếu cần tư vấn và hỗ trợ thêm thông tin về thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân cũng như vấn đề liên quan về các loại hình doanh nghiệp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được trợ giúp kịp thời và chính xác nhất. Trân trọng!

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp.

Hotline Tư Vấn: 0933 238 977 (Zalo) | Email: info@consothongminh.com

Hoặc click để gửi lại thông tin tư vấn: Tư Vấn 
Chia sẻ bài viết này:

Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}


{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}} Đã bình luận vào lúc {{comment.created_at}}

{{comment.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{comment.content}}

{{comment.users.user_name}} {{fanpageName}}

{{reply.content | PhoneAndEmailGuard}}

{{reply.content}}

Bạn cần tư vấn?

Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!

Email
chat_icon
Chat
Hotline
chat_icon
Messenger
chat_icon
Zalo
Scroll top
Gửi lời nhắn đến chúng tôi

Liên hệ

Bạn cần được tư vấn? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất.

Bạn đã gửi thông tin thành công, chúng tôi sẽ liên hệ để hỗ trợ tư vấn bạn trong thời gian sớm nhất!