Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh mới nhất
Bài viết dưới đây, Con Số Thông Minh sẽ hướng dẫn về quy trình, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành, nhằm giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan và lựa chọn chính xác loại hình kinh doanh phù hợp.
Tìm hiểu về thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh
Mục lục bài viết
- 1. Giấy phép kinh doanh là gì?
- 2. Làm giấy phép kinh doanh ở đâu?
- 3. Thủ tục làm giấy phép kinh doanh
1. Giấy phép kinh doanh là gì?
Giấy phép kinh doanh (hay còn gọi là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) là một dạng văn bản pháp quy đảm nhận vai trò "giấy khai sinh" - ghi nhận ngày đăng ký kinh doanh lần đầu và là căn cứ xác thực năng lực pháp lý cho một doanh nghiệp.
Nội dung chính trên giấy phép:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân; số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu công ty, của thành viên hoặc cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần và giá trị vốn cổ phần đã góp và số cổ phần được quyền chào bán đối với công ty cổ phần; vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân; vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định.
- Ngành, nghề kinh doanh.
Luật Doanh nghiệp 2014 không hạn chế đăng ký ngành nghề kinh doanh trừ những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
2. Làm giấy phép kinh doanh ở đâu?
Tùy từng mô hình kinh doanh, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định địa điểm và thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Đối với hộ cá thể: Khách hàng có thể thực hiện thủ tục đăng kí giấy phép bằng cách nộp hồ sơ qua đường Bưu điện hoặc trực tiếp tại UBND cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính.
- Đối với các loại hình doanh nghiệp (công ty cổ phần, TNHH, doanh nghiệp tư nhân): Khách hàng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp thủ tục đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh tại UBND cấp huyện
Thời hạn giải quyết hồ sơ: Sau 3-5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ thủ tục đăng ký giấy phép, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
Phí xin giấy phép kinh doanh mất bao nhiêu tiền?
Khi thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép , khách hàng sẽ phải đóng các khoản phí sau:
- Phí nộp hồ sơ xin cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp/kinh doanh: 200.000đ
- Phí đăng ký bố cáo thành lập doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia: 300.000đ;
- Phí khắc dấu: 500.000đ
- Phí mua chữ ký số (token) để khai thuế qua mạng điện tử theo gói nhà mạng cung cấp, 1 năm khoảng 1.780.000đ;
- Phí đặt in hóa đơn: 40.000đ/cuốn
- Thuế môn bài: 2 triệu với doanh nghiệp có mức vốn điều lệ dưới 10 tỷ, 3 triệu với mức vốn trên 10 tỷ.
- Bảng hiệu tên doanh nghiệp: 200.000đ;
- Phí nộp ký quỹ tài khoản tại tổ chức tín dụng, ngân hàng: 1 triệu đồng.
3. Thủ tục làm giấy phép kinh doanh
- Hồ sơ thủ tục đăng ký giấy phép của hộ kinh doanh cá thể:
- Đơn xin đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp (theo mẫu)
Mẫu đơn xin đăng ký giấy phép
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký giấy phép doanh nghiệp với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (Theo mẫu);
- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà nơi hộ cá thể đặt trụ sở Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh có xác thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (UBND cấp xã hoặc cơ quan công chứng nhà nước)
- Hồ sơ thủ tục đăng ký giấy phép Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp doanh:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp/kinh doanh do người đại diện theo pháp luật ký (Theo mẫu);
- Điều lệ công ty (Dự thảo);
Mẫu dự thảo điều lệ công ty
- Danh sách thành viên, cổ đông sáng lập có chữ ký của đầy đủ của những thành phần này (Theo mẫu);
- Bản sao các giấy tờ để đăng ký giấy phép cần có sau đây:
- Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
- Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền;
- Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
- Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
3.1 Lưu ý khi làm giấy phép đăng ký kinh doanh
- Các bước thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép gồm:
- Chuẩn bị các giấy tờ và thông tin làm thủ tục đăng ký giấy phép doanh nghiệp gồm: CMND, hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân (bản sao chứng thực không quá 06 tháng);
- Chuẩn bị đầy đủ thành phần thủ tục đăng ký giấy phép doanh nghiệp;
- Nộp hồ sơ thủ tục đăng ký giấy phép cho cơ quan đăng ký kinh doanh và nhận giấy phép;
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan làm thủ tục đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy cho phép kinh doanh.
3.2 Những việc cần làm khi đã đăng ký thành công
- Khắc dấu và nộp thông báo sử dụng mẫu dấu lên cơ quan thực hiện thủ tục đăng ký
- Khai thuế ban đầu tại cơ quan quản lý thuế cấp huyện nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản tại cơ quan làm thủ tục đăng ký;
- Đăng ký và kích hoạt token (chữ ký số);
- Nộp thuế điện tử và nộp thuế môn bài trong năm;
- Treo bảng hiệu tại trụ sở công ty;
- In hóa đơn GTGT.
Trên đây là toàn bộ thông tin pháp lý về quy trình, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh, nếu cần tư vấn hỗ trợ về vấn đề liên quan xin vui lòng liên hệ với CSTM để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời và chính xác nhất. Trân trọng!
Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!
Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}