Kế toán nhà hàng ăn uống cần làm gì?
Ngày nay, nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, song hành với đó là sự thành lập của rất nhiều nhà hàng ăn uống. Ở bất cứ nhà hàng, cửa hàng ăn uống nào, chúng ta cũng có thể nhìn thấy những cuốn sổ hạch toán. Vậy công việc của một kế toán nhà hàng ăn uống là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết ngay dưới đây nhé!
NỘI DUNG BÀI VIẾT:
- 1. Theo dõi hàng hóa xuất nhập tại nhà hàng
- 2. Kiểm soát giá cả hàng hóa mua vào
- 3. Quản lý định mức tồn kho, đặt hàng
- 4. Kiểm soát hàng tồn kho, xuất nhập tồn
- 5. Phối hợp với kế toán làm thực hiện thanh toán cho nhà cung cấp nguyên liệu
- 6. Quản lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ
- 7. Tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu
- 8. Thanh toán hóa đơn cho khách hàng, báo cáo doanh thu
- 9. Tính giá thành
- 10. Chế độ báo cáo
- 11. Hạch toán (theo TT133)
1. Theo dõi hàng hóa xuất nhập tại nhà hàng
Kế toán nhà hàng cần theo dõi việc xuất nhập hàng hóa tại nhà hàng
Đối với hoạt động kinh doanh nhà hàng, hoạt động xuất nhập nguyên liệu thành phẩm được diễn ra hàng ngày. Nó chiếm nguồn tỷ trọng lớn nhất trong số những khoản tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Công việc của một kế toán nhà hàng ăn uống bao gồm:
- Ghi sổ sách hoạt động nhập – xuất của nhà hàng.
- Nhận các chứng từ nhập – xuất. Đồng thời, kiểm tra sự chính xác của các loại giấy tờ đó.
- Theo dõi việc sử dụng nguyên liệu trong nhà hàng. Có kế hoạch đôn đốc, bổ sung thêm những loại nguyên liệu đã hết trong kho.
- Báo cáo quản lý, cấp trên khi xảy ra sai phạm.
2. Kiểm soát giá cả hàng hóa mua vào
Đối với hoạt động kiểm soát giá cả hàng hóa mua vào, kế toán phải thực hiện các công việc sau đây:
- Thu thập bảng báo giá các loại nguyên liệu từ các nhà cung cấp.
- Theo dõi và nghiên cứu sự biến động giá cả từ các nhà cung cấp.
- Kiểm tra sự chính xác về giá mà nhà cung cấp so với giá cả ngoài thị trường.
3. Quản lý định mức tồn kho, đặt hàng
Từ quá trình làm việc, quan sát và tính toán, các kế toán phải xây dựng định mức tồn kho quy định của nhà hàng. Ngoài ra, họ cũng cần xem xét số lượng đặt hàng yêu cầu so với số lượng đặt hàng theo định mức.
4. Kiểm soát hàng tồn kho, xuất nhập tồn
Hoạt động kiểm soát hàng kho, xuất nhập tồn là công việc vô cùng quan trọng trong nhà hàng. Bởi đặc thù của các loại nguyên liệu trong nhà hàng đều có thời gian sử dụng khá ngắn, dễ hư hỏng.
Nhân viên kế toán nhà hàng ăn uống phải định kỳ kiểm tra số lượng hàng tồn trong kho, đối chiếu với sổ sách kế toán. Đối với những loại hàng hóa tươi sống, cần có kế hoạch lưu kho, mua hàng bổ sung phù hợp.
5. Phối hợp với kế toán làm thực hiện thanh toán cho nhà cung cấp nguyên liệu
Các kế toán nhà hàng phải phối hợp với nhân viên kế toán xem xét các loại số liệu để thanh toán cho các nhà cung cấp nguyên liệu. Đồng thời, lên kế hoạch nhập nguyên liệu trong thời gian tới để kế toán lên kế hoạch phân bổ tài chính phù hợp.
6. Quản lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ
Cũng giống như bất cứ loại hình kinh doanh nào khác, các loại tài sản cố định, công cụ dụng cụ cũng chiếm tài sản rất lớn. Kế toán nhà hàng ăn uống phải quản lý các loại tài sản cố định định kỳ như sau:
- Theo dõi số lượng tài sản của tài sản cố định.
- Theo dõi sự biến động của tài sản theo từng tháng.
- Đánh giá chất lượng, tình trạng hư hỏng của tài sản cố định, công cụ dụng cụ hàng tháng.
7. Tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu
Nhân viên kế toán tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu
- Tính định mức tiêu hao nguyên liệu cho từng món đồ
- Tính định mức tiêu hao nguyên liệu cho các loại nguyên liệu thay thế.
- Tính định mức tiêu hao nguyên liệu cho những nhóm khác và từng thời gian khác.
8. Thanh toán hóa đơn cho khách hàng, báo cáo doanh thu
Báo cáo doanh thu định kỳ
Trong một số nhà hàng, nhất là các nhà hàng nhỏ, kế toán nhà hàng ăn uống còn đảm nhiệm việc thu ngân.
- Thanh toán hóa đơn GTGT cho khách hàng (ghi rõ các món ăn, số lượng và đơn giá).
- Kiểm tra tính toán ngay và tính toán chậm.
- Ghi sổ sách doanh thu của nhà hàng theo ngày.
9. Tính giá thành
Dựa vào các chi phí nguyên vật liệu, tài sản doanh nghiệp cũng như các yếu tố về thương hiệu, kế toán cần tính toán và đề xuất giá bán từng món ăn phù hợp nhất. Ngoài ra còn phải tính toán giá thành theo từng đoàn khách hoặc từng ngày.
10. Chế độ báo cáo
Thực hiện việc báo cáo hàng ngày, hàng tháng, hàng quý và hàng năm cho kế toán trưởng, quản lý hoặc chủ nhà hàng. Các loại báo cáo bao gồm: báo cáo chi phí, báo cáo hàng hóa, báo cáo CCDC, báo cáo tài chính định kỳ…
11. Hạch toán (theo TT133)
Theo thông tư 133/2016/TT-BTC áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định về việc thay thế hệ thống tài khoản kế toán theo QĐ 48 như sau:
- Nếu nhập kho
Nợ TK 152
Có TK 111,112
- Nếu nguyên liệu mang vào bếp, bar để sử dụng luôn
Nợ TK 154
Có TK 111, 112
- Tiền lương của nhân viên bếp, bar
Nợ TK 154
Có TK 334
- Chi phí SXC
Nợ TK 154
Có TK 111, 112, 131
- Căn cứ vào định mức tiêu hao vật tư, kết chuyển giá
Nợ TK 632
Có TK 154
- Hạch toán doanh thu
Nợ TK 111, 131
Có TK 511, 3331
Hiện nay, kế toán nhà hàng ăn uống đang là một trong số những ngành nghề có cơ hội việc làm cao nhất. Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết trên đây sẽ giúp các bạn kế toán có thêm những kiến thức bổ ích để vững tay nghề. Mọi thông tin chi tiết hoặc thắc mắc, xin mời liên hệ với Con Số Thông Minh theo hotline. Chúng tôi luôn sẵn lòng được phục vụ quý vị.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp.
Hotline Tư Vấn: 0933 238 977 (Zalo) | Email: info@consothongminh.com
Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!
Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}