Thông tư mới nhất về hóa đơn điện tử
Giải đáp câu hỏi về hóa đơn điện tử
Tải ngay mẫu quyết định sử dụng hóa đơn điện tử tại đây
Hỏi: Hóa đơn điện tử có xuất lùi ngày được không?
Trả lời: Căn cứ Thông tư 39/2014/TT-BTC mục a, khoản 2, điều 16, khi doanh nghiệp xuất hóa đơn điện tử không đúng thời điểm sẽ bị xử phạt.
Xem thêm các thắc mắc về Quy định hóa đơn điện tử
Hỏi: Hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử có gì khác biệt?
Dòng chữ phân biệt giữa hóa đơn chuyển đổi và hóa đơn điện tử gốc có ghi rõ: HÓA ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ kèm các thông tin sau:
+ Họ và tên,
+ Chữ ký của người được thực hiện chuyển đổi,
+ Thời gian thực hiện chuyển đổi.
Thông tư 32 về hóa đơn điện tử
Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại đây.
Lĩnh vực, ngành: |
Thuế - Phí - Lệ Phí, Kế toán - Kiểm toán |
Nơi ban hành: |
Chính phủ |
Người ký: |
Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: |
17/01/2019 |
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 119/2018/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 9 NĂM 2018 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ KHI BÁN HÀNG HÓA, CUNG CẤP DỊCH VỤ
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Thông tư này quy định về quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thuế các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.
- Nội dung quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử quy định tại Thông tư này bao gồm: đăng ký sử dụng, lập hóa đơn, xử lý sai sót, tra cứu, chuyển dữ liệu hóa đơn, xây dựng cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm:
- a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật dầu khí và các văn bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân;
- b) Đơn vị sự nghiệp công lập có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
- c) Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;
- d) Tổ chức khác;
đ) Hộ, cá nhân kinh doanh.
- Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
3.Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử bao gồm: Tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử; tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử và các dịch vụ khác liên quan đến hóa đơn điện tử.
- Cơ quan quản lý thuế các cấp (bao gồm: cơ quan thuế các cấp, cơ quan hải quan các cấp) và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc đăng ký, sử dụng, tra cứu, quản lý và truyền dữ liệu hoá đơn điện tử.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế là điểm truy cập duy nhất của Tổng cục Thuế trên môi trường mạng, liên kết, tích hợp dữ liệu hóa đơn điện tử mà qua đó người dùng có thể khai thác, sử dụng và cá nhân hóa việc hiển thị thông tin.
- Hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền là hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế là một thiết bị điện tử đồng bộ hay một hệ thống nhiều thiết bị điện tử được kết hợp với nhau bằng một phần mềm bán hàng có chức năng chung như: tính tiền, lưu trữ các thao tác bán hàng, số liệu bán hàng, in hóa đơn, tra cứu giao dịch, báo cáo giao dịch, chức năng khác và được kết nối chuyển dữ liệu theo định dạng chuẩn bằng phương thức giao dịch điện tử qua mạng điện tử.
- Chứng thư số, chữ ký số, chữ ký điện tử thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Đối với chữ ký điện tử áp dụng cho hộ, cá nhân kinh doanh bao gồm cả hình thức mã xác thực giao dịch điện tử. Mã xác thực giao dịch điện tử là chuỗi ký tự (chữ số, chữ cái, dấu, ký tự đặc biệt) được hệ thống thông tin tạo ra hoặc ghi nhận để gắn với người thực hiện giao dịch điện tử tại mỗi lần thực hiện giao dịch nhằm phục vụ việc xác thực.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử
- Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử thực hiện theo quy định tại Điều 4 Chương I Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ.
- Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
- Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn. Trường hợp tổ chức kinh doanh có nhiều cơ sở bán hàng đồng thời cùng sử dụng hóa đơn điện tử có cùng ký hiệu theo phương thức truy xuất ngẫu nhiên từ một máy chủ thì tổ chức kinh doanh phải có quyết định phương án cụ thể về việc truy xuất ngẫu nhiên của các cơ sở bán hàng. Thứ tự lập hóa đơn được tính từ số nhỏ đến số lớn cho hóa đơn truy xuất toàn hệ thống của tổ chức kinh doanh.
Điều 5. Loại hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử bao gồm các loại sau:
- Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động:
- a) Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong lãnh thổ Việt Nam;
- b) Hoạt động vận tải quốc tế;
- c) Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
- Hóa đơn bán hàng là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi:
- a) Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong lãnh thổ Việt Nam;
- b) Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
- c) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
- Hóa đơn giá trị gia tăng và hoá đơn bán hàng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tửvới cơ quan thuế.
- Các loại hóa đơn khác, gồm: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư này (sau đây gọi là hoá đơn điện tử đặc thù).
Điều 6. Nội dung của hóa đơn điện tử
- Nội dung bắt buộc thể hiện trên hóa đơn điện tử:
- a) Tên hoá đơn: Hoá đơn giá trị gia tăng, Hoá đơn bán hàng.
Tên hóa đơn thể hiện trên mỗi tờ hóa đơn, như: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG, HÓA ĐƠN BÁN HÀNG...
- b) Ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn.
- Ký hiệu mẫu số hoá đơn bao gồm 1 hoặc 2 ký tự thể hiện loại hóa đơn.
Bảng ký hiệu của mẫu hóa đơn:
Loại hoá đơn |
Mẫu số |
1. Hoá đơn giá trị gia tăng. 2. Hoá đơn bán hàng. 3. Hóa đơn bán hàng (dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan). 4. Hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế. 5. Các chứng từ được quản lý như hóa đơn gồm: a) Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng hóa nội bộ; b) Phiếu xuất kho gửi bán hàng đại lý; c) Tem điện tử; d) Vé điện tử; đ) Thẻ điện tử; e) Phiếu thu điện tử; g) Các hóa đơn, chứng từ khác. |
1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11 |
- Ký hiệu hóa đơn điện tử bao gồm 05 ký tự:
+ 02 ký tự đầu tiên để phân biệt hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không mã của cơ quan thuế: CM/KM
Riêng đối với hóa đơn điện tử của máy tính tiền thì bổ sung 3 ký tự viết tắt của cụm từ “Máy tính tiền” – MTT sau2 ký tự phân biệt HĐĐT có mã hoặc không mã.
+ 02 ký tự tiếp theo thể hiện năm khởi tạo hóa đơn điện tử.
+ 01 ký tự cuối cùng để phân biệt hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp, hóa đơn điện tử của các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng:
- Ký hiệu của hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh: L
- Ký hiệu của hóa đơn điện tử do các doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử (trừ các trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử đặc thù): X
- Ký hiệu của hóa đơn điện tử do các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử đặc thù: D
- c) Số hóa đơn điện tử: Ghi bằng dãy số tự nhiên liên tiếp trong cùng một ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn.
- Ví dụ: Mẫu số: 1; Ký hiệu: CM18X; Số: 000819
Trong đó: 1: Hóa đơn giá trị gia tăng; CM: Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; 18: Hóa đơn điện tử được khởi tạo năm 2018; X: Ký hiệu chung đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử của tổ chức, cá nhân (trừ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh, hóa đơn điện tử đặc thù); 000819: Số hóa đơn điện tử.
- Ví dụ: Mẫu số: 2; Ký hiệu: CM18L; Số: 000019
Trong đó: 2: Hóa đơn bán hàng; CM: Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; 18: Hóa đơn điện tử được khởi tạo năm 2018; L: Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh; 000119: Số hóa đơn điện tử.
- Ví dụ: Mẫu số: 1; Ký hiệu: KM18D; Số: 000289
Trong đó: 1: Hóa đơn giá trị gia tăng; KM: Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế; 18: Hóa đơn điện tử được khởi tạo năm 2018; D: Hóa đơn điện tử đặc thù; 000289: Số hóa đơn điện tử.
- Ví dụ: Mẫu số: 2; Ký hiệu CMMTT19X; số 000212
Trong đó: 2: Hóa đơn bán hàng; CMMTT: Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế loại dành cho máy tính tiền; 19: hóa đơn điện tử khởi tạo năm 2019; X: Ký hiệu chung đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử của tổ chức, cá nhân; 000212: Số hóa đơn điện tử.
- d) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
đ) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế). Trường hợp người mua hàng hóa, dịch vụ, có mã số thuế thì người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải ghi đúng tiêu thức “mã số thuế” của người mua hàng hóa, dịch vụ.
- e) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng. Các nội dung quy định từ điểm d đến điểm e nêu trên phải phản ánh đúng tính chất, đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, xác định được nội dung hoạt động kinh tế phát sinh, số tiền thu được, xác định được người mua hàng (hoặc người nộp tiền, người thụ hưởng dịch vụ...), người bán hàng (hoặc người cung cấp dịch vụ...), tên hàng hóa dịch vụ hoặc nội dung thu tiền. Trường hợp tổ chức kinh doanh có sử dụng phần mềm kế toán theo hệ thống phần mềm của Công ty mẹ là Tập đoàn đa quốc gia thì tiêu thức “đơn vị tính” phải thực hiện chuyển đổi theo tiêu chuẩn Việt Nam.
- g) Tổng số tiền thanh toán (ghi cả bằng số và bằng chữ). Đơn vị tiền tệ sử dụng trên hóa đơn điện tử là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế “VND”. Trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ, thì đơn vị tiền tệ phải ghi theo nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái theo quy định; đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam.
Ví dụ: 10.000 USD - Mười nghìn đô la Mỹ.
Mã ký hiệu ngoại tệ ghi theo tiêu chuẩn quốc tế.
Trường hợp bán dầu thô, khí thiên nhiên, dầu khí chế biến và một số trường hợp đặc thù được phép thu ngoại tệ thì thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
- h) Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán.
- i) Chữ ký số, chữ ký điện tử của người mua (nếu có). Trường hợp người bán, người mua có thỏa thuận về việc người mua đáp ứng các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử thì người bán, người mua ký trên hóa đơn điện tử trước khi gửi cơ quan thuế.
- k) Thời điểm lập hóa đơn điện tử ghi theo ngày, tháng, năm lập hóa đơn điện tử trong đó ngày, tháng, năm lập hóa đơn ghi bằng số và ghi theo dạng: DD/MM/YYYY (trong đó DD là ngày; MM là tháng; YYYY là năm). Thời điểm lập hóa đơn điện tử được xác định theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.
- l) Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
- m) Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và nội dung khác có liên quan (nếu có).
- n) Chữ viết và chữ số trên hóa đơn điện tử:
- Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.
- Chữ số sử dụng trên hóa đơn là chữ số Ả-rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỷ phải đặt dấu chấm (.); nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.
Trường hợp người nộp thuế sử dụng phần mềm kế toán có sử dụng dấu phân cách sau chữ số hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỷ là dấu phẩy (,); khi ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị thì thực hiện chuyển đổi theo quy định nêu trên.
- Nguyên tắc làm tròn số được thực hiện theo quy định của pháp luật kế toán.
- Nội dung không bắt buộc trên hóa đơn điện tử:
Ngoài nội dung bắt buộc theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh có thể tạo thêm các thông tin khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh, kể cả tạo lô-gô, hình ảnh trang trí hoặc quảng cáo. Các thông tin tạo thêm phải đảm bảo phù hợp với pháp luật hiện hành, không che khuất, làm mờ các nội dung bắt buộc phải có trên hóa đơn.
- Một số trường hợp hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung bắt buộc:
- a) Đối với một số ngành nghề đặc thù có cung cấp hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng là cá nhân, hộ gia đình như dịch vụ y tế, bán lẻ thuốc tân dược, ngân hàng, điện sinh hoạt, nước sạch, viễn thông, bảo hiểm, vận tải, siêu thị, xăng dầu thì hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này nhưng phải có các nội dung:
- Tên loại hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
- Tên, địa chỉ của người mua. Riêng đối với hóa đơn điện tử bán xăng dầu, hóa đơn điện tử siêu thị, hóa đơn điện tử vận tải, vé xem phim, trông giữ phương tiện vận tải thì không nhất thiết có tên, địa chỉ người mua là người tiêu dùng cuối cùng. Đối với hóa đơn điện tử trông giữ phương tiện vận tải: Ghi cụ thể biển số phương tiện vận tải, thời gian trông.
- Tên hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng; thuế suất thuế giá trị gia tăng; tổng số tiền thuế giá trị gia tăng; tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng.
- Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán. Trường hợp cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không qua Website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế thì trên hóa đơn điện tử không có các chỉ tiêu bắt buộc như: địa chỉ, mã số thuế người mua, chữ ký điện tử của người bán và người mua, số lượng, đơn vị tính, thuế suất thuế giá trị gia tăng, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, số thứ tự hóa đơn.
- b) Đối với tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử không nhất thiết phải có chữ ký của người bán, tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký của người mua.
- c) Các trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 7. Hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế
- Nguyên tắc
- a) Nhận biết được hoá đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế là hóa đơn được cơ quan thuế cấp mã theo một dãy số duy nhất và chuỗi ký tự quy định riêng cho hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền.
- b) Không bắt buộc có chữ ký số. Hóa đơn in từ máy tính tiền đối với hộ, cá nhân kinh doanh phải có chữ ký điện tử trước khi hộ, cá nhân kinh doanh bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ in và phải giao cho khách hàng.
- c) Khoản chi mua hàng hoá, dịch vụ sử dụng hoá đơn (hoặc sao chụp hoá đơn hoặc tra cứu thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hoá đơn) được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.
- Nội dung hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế
Nội dung của hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này, nhưng phải có các nội dung sau:
- a) Số hóa đơn: là thông tin số trên hóa đơn được tạo từ máy tính tiền theo dãy số tự nhiên liên tục.
- b) Tên cửa hàng, quầy hàng của từng cơ sở kinh doanh (trường hợp có nhiều cửa hàng, quầy hàng);
- c) Mã số thuế của người bán;
- d) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ;
đ) Tổng số tiền thanh toán;
- e) Chữ ký số của người bán hoặc chữ ký điện tử của người bán theo hình thức mã xác thực giao dịch điện tử;
- g) Thời điểm lập hóa đơn điện tử;
- h) Mã của cơ quan thuế.
- Hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, bán lẻ thuốc tân dược, bán lẻ hàng tiêu dùng, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng tại một số địa bàn có điều kiện thuận lợi thì triển khai thí điểm hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuếđược khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Trên cơ sở kết quả triển khai thí điểm sẽ triển khai trên toàn quốc.
Điều 8. Thời điểm lập hóa đơn điện tử
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP. Đối với hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế, thời điểm lập hóa đơn được xác định theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn. Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện lập hóa đơn điện tử có đầy đủ nội dung của hóa đơn điện tử quy định tại Điều 6 Thông tư này sau đó thực hiện ký số, ký điện tử trên hóa đơn và gửi đến người mua (đối với hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế), gửi đến cơ quan thuế để được cấp mã (đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế) sau đó gửi cho người mua hóa đơn điện tử đã được cơ quan thuế cấp mã.
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm người cung cấp dịch vụ hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc là thời điểm người cung cấp dịch vụ lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn điện tử cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động cung cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua.
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Đối với tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng(chưa chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng) có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì thời điểm lập hóa đơn điện tử là ngày thu tiền.
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với việc bán dầu thô, khí thiên nhiên, dầu khí chế biến và một số trường hợp đặc thù thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
- Căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn quản lý và quy định tại Thông tư này, Cục trưởng Cục thuế hướng dẫn cụ thể thời điểm lập hóa đơn đối với trường hợp cung cấp hàng hóa, dịch vụ mang tính đặc thù mà có sự chênh lệch thời điểm người bán ký số, ký điện tử với thời điểm cung cấp dịch vụ, chuyển giao hàng hóa.
Điều 9. Định dạng hóa đơn điện tử
- Tiêu chuẩn kỹ thuật bao gồm các quy định về đặc tả kỹ thuật, định dạng cấu trúc và thành phần dữ liệu đáp ứng yêu cầu truyền nhận dữ liệu về hóa đơn điện tử giữa các hệ thống phần mềm của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Thông tư này.
- Tổng cục Thuế có trách nhiệm xây dựng, ban hành và hướng dẫn việc thực hiện và áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật nêu trên bao gồm: các định dạng XML chứa thông tin trao đổi, tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối.
Điều 10. Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
- Doanh nghiệp kinh doanh ở các lĩnh vực: điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị; thương mại và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin,có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hoá đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hoá đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy địnhvà đảm bảo việc truyền dữ liệu hoá đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì được sử dụng hoá đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế (trừ trường hợp nêu tại khoản 3 Điều này và trường hợp đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế) khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Các lĩnh vực điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị; thương mại được xác định theo ngành kinh tế cấp 4 theo Danh mục hệ thống ngành kinh tế quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 7/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử được xác định theo mã ngành bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua internet; kinh doanh siêu thị được xác định theo mã ngành bán lẻ trong siêu thị, trong cửa hàng tiện lợi; kinh doanh thương mại được xác định theo các mã ngành bán buôn, bán lẻ các mặt hàng.
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế thì sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
- a) Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hoá đơn để trốn thuế, gian lận thuế và bị xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế; doanh nghiệp được cơ quan có liên quan (Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Công an và các cơ quan liên quan theo quy định của pháp luật) thông báo cho cơ quan Thuế nơi doanh nghiệp đóng trụ sở về việc có hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
Thời điểm không được sử dụng hóa đơn điện tử không mã của doanh nghiệp được tính từ ngày Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế có hiệu lực thi hành. Khi ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế, cơ quan thuế ghi rõ tại Quyết định xử phạt thời điểm doanh nghiệp không được sử dụng hóa đơn không mã mà phải chuyển sang sử dụng hóa đơn có mã của cơ quan thuế.
- b) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc các trường hợp rủi ro theo tiêu chí đánh giá rủi ro của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.
Tổng cục Thuế có trách nhiệm xây dựng tiêu chí rủi ro trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; xây dựng quy trình nghiệp vụ và hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin áp dụng thông nhất trong toàn quốc nhằm đánh giá xác định các trường hợp có dấu hiệu rủi ro trong việc phát hành và sử dụng hóa đơn.
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm căn cứ hướng dẫn nêu trên định kỳ trước ngày 05 hàng tháng, rà soát, kiểm tra thực tế, lập danh sách doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc loại rủi ro cao về thuế. Cục thuế có trách nhiệm tổng hợp danh sách doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc loại rủi ro cao về thuế của Chi cục thuế và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc quản lý của Cục thuế.
Ngày 15 hàng tháng, Cục trưởng Cục thuế ban hành Quyết định kèm theo danh sách doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc loại rủi ro cao về thuế chuyến sang sử dụng hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, Quyết định của cơ quan thuế ghi rõ thời điểm doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác không được sử dụng hoá đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế mà phải chuyển sang sử dụng hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. Cơ quan thuế công bố công khai “Danh sách doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc loại rủi ro cao về thuế thực hiện sử dụng hóa đơn có mã của cơ quan thuế” trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, đồng thời thông báo cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác biết.
Kể từ ngày nhận được quyết định của Cục trưởng Cục thuế, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác phải dừng việc sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế theo thời hạn ghi trên quyết định của cơ quan thuế. doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thực hiện đăng ký với cơ quan thuế trực tiếp để chuyển sang sử dụng hóa đơn có mã của cơ quan thuế theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Mục 1 Chương II Nghị định 119/2008/NĐ-CP.
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trong 24 tháng hoạt động liên tục. Sau thời gian 24 tháng, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được chuyển sang sử dụng hoá đơn điện tử không mã nếu được cơ quan thuế xác định không thuộc trường hợp rủi ro, đáp ứng được điều kiện sử dụng hoá đơn điện tử không mã, và có đề nghị thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP gửi cơ quan thuế. Trong thời hạn một (01) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị thay đổi, cơ quan thuế có trách nhiệm gửi Thông báo theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận doanh nghiệp chuyển sang sử dụng hoá đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.
- Hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện sổ sách kế toán theo quy định của pháp luật, sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên và có doanh thu năm trước liền kề từ ba (03) tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng hoặc có doanh thu năm trước liền kề từ 10 (mười) tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc diện bắt buộc nhưng có thực hiện sổ sách kế toán, có yêu cầu thì cũng được áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định.
- Hộ, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế tại khoản 4 Điều nàynhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh và phải khai, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh.
- Cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh như sau:
- a) Cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn bán hàng trong các trường hợp:
- Tổ chức không kinh doanh nhưng có phát sinh giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
- Doanh nghiệp sau khi đã giải thể, phá sản, đã quyết toán thuế, đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế có phát sinh thanh lý tài sản cần có hoá đơn để giao cho người mua;
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc diện nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp ngừng hoạt động kinh doanh nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế có phát sinh thanh lý tài sản cần có hoá đơn để giao cho người mua;
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc diện nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp tạm ngừng hoạt động kinh doanh cần có hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày cơ quan thuế thông báo tạm ngừng kinh doanh;
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc diện nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế;
- Tổ chức, cơ quan nhà nước không thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có bán đấu giá tài sản, trường hợp giá trúng đấu giá là giá bán đã có thuế giá trị gia tăng được công bố rõ trong hồ sơ bán đấu giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì được cấp hóa đơn giá trị gia tăng để giao cho người mua.
- b) Cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn giá trị gia tăng trong các trường hợp:
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc diện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ ngừng hoạt động kinh doanh nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế có phát sinh thanh lý tài sản cần có hoá đơn để giao cho người mua;
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc diện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ tạm ngừng hoạt động kinh doanh cần có hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày cơ quan thuế thông báo tạm ngừng kinh doanh;
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc diện nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế;
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh thì gửi đơn đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 và phải nộp thuế đầy đủ theo quy định trước khi được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. Căn cứ đơn đề nghị cấp hóa điện tử có mã của cơ quan thuế; bản chụp hợp đồng kinh tế cung cấp hàng hóa, dịch vụ; bản chụp biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng; và các chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa kèm theo, cơ quan thuế hướng dẫn doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh xác định số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế. Sau khi đã nộp thuế đầy đủ theo quy định, cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và chuyển cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh.
- Cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh được xác định như sau:
- a) Đối với tổ chức, doanh nghiệp: Cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi tổ chức, doanh nghiệp đăng ký mã số thuế hoặc nơi tổ chức đóng trụ sở hoặc nơi được ghi trong quyết định thành lập hoặc nơi phát sinh việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- b) Đối với hộ, cá nhân kinh doanh: Cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi cấp mã số thuế hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trên sổ hộ khẩu hoặc căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực hoặc nơi cư trú do hộ, cá nhân tự kê khai (không cần có xác nhận của chính quyền nơi cư trú).
- Trường hợp tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thì cơ quan thuế không cấp hoá đơn.
Điều 11. Cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
- Tổng cục Thuế cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không thu tiền đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh qua Cổng thông tin điện của Tổng cục Thuế hoặc được Tổng cục Thuế ủy thác sử dụng hóa đơn điện tử thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thuộc các trường hợp sau:
- a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
- b) Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định pháp luật và hộ, cá nhân kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản này) trong thời gian 12 tháng kể từ khi thành lập doanh nghiệp.
Mười lăm ngày (15) trước khi hết thời hạn sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không thu tiền, cơ quan thuế có trách nhiệm rà soát, thông báo doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh tại khoản này hết thời hạn sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không thu tiền.
- c) Hộ, cá nhân kinh doanh. Riêng hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu năm trước liền kề từ 03 (ba) tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng hoặc có doanh thu năm trước liền kề từ 10 (mười) tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 trong thời gian 12 tháng kể từ tháng áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018.
Mười lăm ngày (15) trước khi hết thời hạn sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không thu tiền, cơ quan thuế có trách nhiệm rà soát, thông báo doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh tại khoản này hết thời hạn sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không thu tiền.
Sau 12 tháng, hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản này phải chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử theo thông báo của cơ quan thuế.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử được Tổng cục Thuế ủy thác là tổ chức đáp ứng các điều kiện cung cấp nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử được Tổng cục Thuế ký hợp đồng.
- Trường hợp không sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử có mã do Tổng cục Thuế cung cấp không thu tiền, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh ký hợp đồng trực tiếp với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
- Ngoài các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, Cục Thuế tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố gửi Bộ Tài chính danh sách các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn được sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không thu tiền theo cơ chế, chính sách khuyến khích của Chính phủ từng thời kỳ.
Chương II
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
Mục 1. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CÓ MÃ CỦA CƠ QUAN THUẾ
Điều 12. Đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 và gửi kèm Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đối với những hóa đơn đã sử dụng trước thời điểm đăng ký theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Sau khi nhận đủ hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử bằng phương thức điện tử, cơ quan thuế có trách nhiệm gửi Thông báo theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh.
- Kể từ thời điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện hủy những hóa đơn đã thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Trường hợp có thay đổi thông tin đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để thực hiện thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018.
Điều 13. Ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
- Cơ quan thuế ngừng cấp mã hóa đơn điện tử đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ:
- a) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
- b) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp cơ quan thuế xác minh và thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
- c) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh;
- d) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế;
đ) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh đang sử dụng hóa đơn điện tử nhưng có dấu hiệu theo tiêu chí rủi ro của cơ quan thuế trong việc sử dụng hóa đơn điện tử thì cơ quan thuế thông báo đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến việc sử dụng hóa đơn điện tử.
Thời gian người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ra thông báo. Người nộp thuế có thể đến cơ quan thuế giải trình trực tiếp hoặc bổ sung thông tin, tài liệu hoặc bằng văn bản.
Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu đầy đủ và chứng minh được việc sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng quy định pháp luật thì hồ sơ giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu được lưu cùng hồ sơ khai thuế.
Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu mà không chứng minh được việc sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng quy định pháp luật thì cơ quan thuế thông báo yêu cầu người nộp thuế bổ sung thông tin, tài liệu. Thời hạn bổ sung là 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ra thông báo.
Hết thời hạn theo thông báo mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu thì cơ quan thuế ra thông báo ngừng sử dụng hóa đơn điện tử và xử lý theo quy định.
- e) Trường hợp khác theo quy định của Bộ Tài chính.
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh nêu tại khoản 1 Điều này được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế sau khi thông báovới cơ quan thuế về việc tiếp tục kinh doanh, hoặc được cơ quan thuế khôi phục mã số thuế, được bãi bỏ quyết định cưỡng chế nợ thuế.
Điều 14. Lập, cấp mã và gửi hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
- Lập hóa đơn điệntử có mã của cơ quan thuế
- a) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp Tổng cục Thuế cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử không thu tiền truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế sử dụng tài khoản đã được cấp khi đăng ký hoặc truy cập vào trang thông tin điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử được Tổng cục Thuế ủy thác để thực hiện:
- Lập hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
- Ký số, ký điện tử trên các hóa đơn đã lập và gửi hóa đơn để cơ quan thuế cấp mã.
- b) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử truy cập vào trang thông tin điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử hoặc sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử của đơn vị để thực hiện:
- Lập hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
- Ký số, ký điện tử trên các hóa đơn đã lập và gửi hóa đơn qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để cơ quan thuế cấp mã.
- Cấp mã hóa đơn
- a) Hóa đơn được cơ quan thuế cấp mã phải đảm bảo:
- Đúng thông tin đăng ký theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.
- Đúng định dạng về hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
- Đầy đủ nội dung về hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
- Không thuộc trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư này.
- b) Hệ thống cấp mã hóa đơn của Tổng cục Thuế tự động thực hiện cấp mã hóa đơn và gửi trả kết quả cấp mã hóa đơn cho người gửi.
- Trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, sau khi lập hóa đơn điện tử thì thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn điện tử cho người mua, đồng thời kết nối chuyển dữ liệu điện tử lên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có trách nhiệm gửi hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế cho người mua. Phương thức gửi và nhận hóa đơn được thực hiện theo thỏa thuận giữa người bán và người mua.
Điều 15. Xử lý hóa đơn có sai sót sau khi cấp mã
- Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót nhưng chưa gửi cho người mua thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 về việc hủy hóa đơn điện tử và lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót.
- Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót và đã gửi cho người mua thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 về việc hủy hoá đơn điện tử và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót.
Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”. Người bán, người mua ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới. Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.
- Trường hợp cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót thì cơ quan thuế thông báo cho người bán theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP để người bán kiểm tra sai sót. Trong thời gian 02 ngày kể từ ngày cơ quan thuế ra thông báo, người bán thực hiện thông báo hoặc giải trình với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 về việc hủy hoặc giải trình hoá đơn điện tử.
Trường hợp người bán thông báo hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót thì người bán lập hóa đơn điện tử mới theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều này.
Sau 02 ngày kể từ ngày cơ quan thuế ra thông báo, nếu người bán không thông báo hoặc không giải trình thì cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế và tiếp tục thông báo cho người bán để yêu cầu người bán thực hiện lập hóa đơn điện tử mới theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều này.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức giảm giá hàng bán cho khách hàng truyền thống khi đạt đến số lượng mua hàng nhất định (chiết khấu thương mại) mà số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau thì người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập, trên hóa đơn điện tử điều chỉnh ghi rõ số số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Người bán ký điện tử trên hóa đơn và gửi cơ quan thuế để cấp mã sau đó gửi người mua. Căn cứ vào hóa đơn điện tử điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
- Cơ quan thuế gửi thông báo về việc hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót đến doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh theo địa chỉ thư điện tử đã đăng ký và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
- Cơ quan thuế thông báo hóa đơn điện tử đã hủy trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Hóa đơn điện tử đã hủy không có giá trị sử dụng nhưng vẫn được lưu trữ để phục vụ tra cứu.
Điều 16. Xử lý sự cố
- Trường hợp người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng gặp sự cố dẫn đến không sử dụng được hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì thông báo với cơ quan thuế để hỗ trợ xử lý sự cố. Trong thời gian xử lý sự cố người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có yêu cầu sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì đến cơ quan thuế để sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
- Trường hợp hệ thống của cơ quan thuế có sự cố thì Tổng cục Thuế thực hiện thông báo về sự cố, thông báo về việc hoạt động trở lại của hệ thống trên cổng thông tin của Tổng cục Thuế.
- Tổng cục Thuế thực hiện ủy quyền cấp mã hóa đơn của cơ quan thuế cho một số tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đủ điều kiện để thông báo công khai trên Cổng thông tin của Tổng cục Thuế. Trong thời gian xảy ra sự cố, đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì người bán thực hiện gửi hóa đơn điện tử đến tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử được Tổng cục Thuế ủy quyền để cấp mã hóa đơn.
- Đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thì trong thời gian xảy ra sự cố, người bán hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu hóa đơn tạm thời chưa gửi dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế. Khi nhận được thông báo của cơ quan thuế về việc Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoạt động trở lại, người bán, tổ chức cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu hóa đơn thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế.
- Người bán không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, trong lĩnh vực hóa đơn về việc chậm gửi dữ liệu hóa đơn điện tử trong thời gian Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Mục 2. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ KHÔNG CÓ MÃ CỦA CƠ QUAN THUẾ
Điều 17. Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ thì truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày12/09/2018 và gửi kèm Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đối với những hóa đơn đã sử dụng trước thời điểm đăng ký theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Sau khi nhận đủ hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử bằng phương thức điện tử, cơ quan thuế có trách nhiệm gửi Thông báo theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.
Trường hợp cơ quan thuế không chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
- Kể từ thời điểm sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế phải thực hiện hủy những hóa đơn đã thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Trường hợp có thay đổi thông tin đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để thực hiện thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018.
- Cơ quan thuế tiến hành rà soát doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế và thông báo theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 nếu thuộc đối tượng chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
Chậm nhất sau 05 ngày kể từ ngày cơ quan thuế ra thông báo về việc chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thực hiện thay đổi thông tin đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018.
Điều 18. Lập và gửi hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đến người mua
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sau khi nhận được thông báo chấp nhận của cơ quan thuế.
- Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thực hiện lập hóa đơn điện tử theo các bước như sau:
- a) Sử dụng phần mềm lập hóa đơn điện tử để lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Khi lập hóa đơn, người bán điền đầy đủ nội dung hóa đơn theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
- b) Ký số trên hóa đơn điện tử có đủ nội dung theo quy định sau đó gửi cho người mua người mua bằng phương thức điện tử theo thỏa thuận giữa người bán và người mua.
- Trường hợp người bán sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế thì người bán lập nội dung hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư này, ký số sau đó gửi đến người mua.
- Các hình thức gửi hóa đơn điện tử từ người bán sang người mua
- a) Người bán có trách nhiệm thông báo cho người mua về định dạng hóa đơn điện tử, cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử giữa người bán và người mua (nêu rõ cách thức gửi, nhận hóa đơn điện tử là gửi trực tiếp từ hệ thống của người bán sang hệ thống của người mua; hoặc người bán thông qua hệ thống trung gian của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để lập hóa đơn và gửi cho người mua).
- b) Trường hợp gửi trực tiếp:
Người bán hàng hóa, dịch vụ thực hiện lập hóa đơn điện tử tại hệ thống phần mềm lập hóa đơn điện tử của người bán, ký điện tử trên hóa đơn và truyền trực tiếp đến hệ thống của người mua theo cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử đã thỏa thuận giữa hai bên.
- c) Trường hợp gửi thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử:
Trường hợp người bán ký hợp đồng với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử với để tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử làm dịch vụ gửi hóa đơn điện tử sang người mua thì người bán thông báo với người mua biết về việc người bán sử dụng hệ thống dịch vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để gửi hóa đơn điện tử đến người mua.
- Người bán chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác của hóa đơn điện tử đã lập gửi người mua.
Điều 19. Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế
- Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có trách nhiệm chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đã lập đến cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (chuyển trực tiếp hoặc gửi qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử).
- Thời điểm chuyển dữ liệu
- a) Trường hợp bán hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu, hàng hóa là đất, đá, cát, sỏi thì sau khi lập ghi đủ các nội dung trên hóa đơn, người bán ký số và gửi hóa đơn cho người mua đồng thời với việc gửi cho cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Trường hợp người bán có website thì sau khi gửi người mua và cơ quan thuế, người bán đăng tải thông tin hóa đơn trên website của người bán.
- b) Trường hợp bán các hàng hóa khác, sau khi lập ghi đủ các nội dung trên hóa đơn, người bán ký số và gửi hóa đơn cho người mua, gửi cho cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế trong ngày. Trường hợp người bán có website thì sau khi gửi người mua, người bán đăng tải thông tin hóa đơn trên website của người bán.
- c) Trường hợp cung cấp hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng là cá nhân, hộ gia đình như dịch vụ y tế, bán lẻ thuốc tân dược, ngân hàng, điện sinh hoạt, nước sạch, viễn thông, bảo hiểm, vận tải, siêu thị, xăng dầu, cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không qua Website và kinh doanh thương mại điện tử mà hóa đơn điện tử được lập theo thông lệ quốc tế và thuộc trường hợp không nhất thiết phải có đủ nội dung theo hướng dẫn tại điểm a Khoản 3 Điều 6 Thông tư này thì người bán thực hiện tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử bán hàng hóa, dịch vụ trong tháng/quý để gửi cơ quan thuế cùng với việc gửi Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Các hình thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế
- a) Người bán thực hiện chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế theo định dạng dữ liệu theo văn bản của Bộ Tài chính hướng dẫn về dữ liệu hóa đơn bằng hình thức chuyển trực tiếp hoặc gửi qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
- b) Trường hợp gửi trực tiếp:
Doanh nghiệp kinh doanh ở các lĩnh vực: điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường sắt, nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm có sử dụng hóa đơn điện tử với số lượng trên 1 triệu số hóa đơn/năm, có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu về định dạng chuẩn dữ liệu và chuẩn kết nối do cơ quan thuế quy định thì sử dụng tài khoản đã được cơ quan thuế cấp để thực hiện chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử trực tiếp đến cơ quan thuế theo định dạng được quy định.
- c) Trường hợp gửi thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử:
Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp nêu tại điểm b Khoản này thực hiện ký hợp đồng với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử làm dịch vụ chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế. Căn cứ hợp đồng được ký kết, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có trách nhiệm chuyển dữ liệu hóa đơn cho tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để tổ chức này gửi tiếp đến cơ quan thuế.
- Người bán chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác của hóa đơn điện tử đã lập gửi cơ quan thuế, gửi tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
- Trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, sau khi lập hóa đơn điện tử thì thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn điện tử cho người mua, đồng thời kết nối chuyển dữ liệu điện tử lên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và đưa lên Website của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.
Điều 20. Ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp nêu tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư này thì ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua.
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc các trường hợp nêu tại Khoản 1 Điều này được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế sau khi thông báo với cơ quan thuế về việc tiếp tục kinh doanh hoặc được cơ quan thuế khôi phục mã số thuế, được bãi bỏ quyết định cưỡng chế nợ thuế.
Điều 21. Xử lý đối với hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập
- Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và đã gửi cho người mua và cơ quan thuế thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót hoặc thông báo về việc hóa đơn có sai sót,người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 về việc hủy hoá đơn điện tử và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới thay thể cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”. Người bán, người mua ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi dữ liệu hóa đơn điện tử mới đến cơ quan thuế. Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã gửi dữ liệu đến cơ quan thuế có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.
- Trường hợp cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử đã lập có sai sót thì cơ quan thuế thông báo cho người bán theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này để người bán kiểm tra sai sót. Trong thời gian 02 ngày kể từ ngày cơ quan thuế ra thông báo, người bán thực hiện thông báo hoặc giải trình với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 về việc hủy hoặc giải trình hoá đơn điện tử.
Trường hợp người bán thông báo hủy hóa đơn điện tử đã lập có sai sót thì người bán lập hóa đơn điện tử mới theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều này.
Sau 02 ngày kể từ ngày cơ quan thuế ra thông báo, người bán không thông báo hoặc giải trình thì cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và thông báo cho người bán để người bán lập hóa đơn điện tử mới theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều này và gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức giảm giá hàng bán cho khách hàng truyền thống khi đạt đến số lượng mua hàng nhất định (chiết khấu thương mại) mà số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau thì người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập, trên hóa đơn điện tử điều chỉnh ghi rõ số số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Người bán ký điện tử trên hóa đơn và gửi cho người mua đồng thời gửi dữ liệu hóa đơn điều chỉnh đến cơ quan thuế. Căn cứ vào hóa đơn điện tử điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
- Cơ quan thuế gửi thông báo về việc hủy hóa đơn điện tử đã lập có sai sót đến doanh nghiệp, tổ chức kinh tế theo địa chỉ thư điện tử đã đăng ký và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Hóa đơn điện tử đã hủy không có giá trị sử dụng nhưng vẫn được lưu trữ để phục vụ tra cứu.
Chương III
XÂY DỰNG, QUẢN LÝ SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
Mục 1. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
Điều 22. Nguyên tắc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu hóa đơn điện tử
Việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu hóa đơn điện tử phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
- Bảo đảm tính chính xác, trung thực, khoa học, khách quan.
- Tập hợp, quản lý được đầy đủ các nguồn thông tin, dữ liệu hóa đơn điện tử của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ và cá nhân kinh doanh.
- Lưu trữ, bảo quản đáp ứng yêu cầu sử dụng lâu dài, thuận tiện.
- Tổ chức có hệ thống phục vụ thuận tiện khai thác và sử dụng, phát huy hiệu quả.
- Phục vụ kịp thời công tác quản lý thuế, công tác quản lý rủi ro, công tác kiểm tra, thanh tra.
- Sử dụng đúng mục đích và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, sở hữu trí tuệ.
- Việc khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu hóa đơn điện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin.
Điều 23. Xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử
- Tổng cục Thuế có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý và phát triển cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật của hệ thống thông tin về hóa đơn; tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin, quản lý cơ sở dữ liệu hóa đơn và bảo đảm duy trì, vận hành, bảo mật, đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống thông tin về hóa đơn.
- Việc xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu về hóa đơn phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, kịp thời.
- Cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử được xây dựng và kết nối, chia sẻ trên môi trường điện tử phục vụ quản lý, khai thác, cung cấp, sử dụng thông tin, dữ liệu thuận tiện, hiệu quả.
- Cơ sở dữ liệu phải đáp ứng khung cơ sở dữ liệu, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ thông tin,chuyên ngành và phải được lưu trữ tại Việt Nam.
Điều 24. Nội dung cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử
- Cơ sở dữ liệu hóa đơn bao gồm các cơ sở dữ liệu thành phần sau:
- a) Cơ sở dữ liệu về số lượng hóa đơn sử dụng theo từng loại hóa đơn;
- b) Cơ sở dữ liệu về số lượng hóa đơn sử dụng theo từng hình thức hóa đơn;
- c) Cơ sở dữ liệu về số lượng hóa đơn sử dụng theo người bán hàng hóa, dịch vụ;
- d) Cơ sở dữ liệu về nội dung hóa đơn;
đ) Cơ sở dữ liệu về số lượng hóa đơn hủy.
- Các cơ sở dữ liệu thành phần của cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử phải được xây dựng đồng bộ và được tích hợp với nhau.
- Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin của cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử được thực hiện theo quy định kỹ thuậtvề cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế từng thời kỳ phù hợp với điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan thuế.
Điều 25. Vận hành, cập nhật cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử
Tổng cục Thuế có trách nhiệm:
- Xây dựng các quy trình nghiệp vụ, kiểm soát để vận hành, duy trì cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử.
- Xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí bảo đảm thường xuyên, liên tục, định kỳ cập nhật nội dung cơ sở dữ liệuhóa đơn điện tử.
- Xây dựng và thực hiện các giải pháp đồng bộ bảo đảm cơ sở dữ liệu có hiệu suất vận hành.
- Xây dựng và thực hiện các giải pháp về sao lưu, dự phòng bảo đảm tính nguyên vẹn, an toàn của cơ sở dữ liệu. Trong trường hợp thông tin, dữ liệu hóa đơn điện tử bị hư hỏng, bị phá hủy do các hành vi trái phép phải có cơ chế bảo đảm phục hồi được thông tin, dữ liệu.
Điều 26. Bảo đảm an toàn và bảo mật thông tin
- Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn và bảo mật thông tin, có các biện pháp tổ chức, quản lý vận hành, nghiệp vụ và kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn, bảo mật dữ liệu, an toàn máy tính và an ninh mạng.
- Cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử phải được phân loại theo cấp độ an toàn hệ thống thông tin, đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng.
- Tổng cục Thuế thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin, quản lý rủi ro và các biện pháp phù hợp để bảo đảm an toàn thông tin.
Điều 27. Nguyên tắc kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu hóa đơn điện tử
Việc kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu hóa đơn điện tử giữa Tổng cục Thuế với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, tổ chức có chức năng thanh toán và giữa các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trên nguyên tắc:
- Kết nối, chia sẻ, sử dụng thông tin, dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định của Nghị định số 119/2018/NĐ-CPngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
- Bảo đảm việc tiếp cận thông tin, dữ liệu hóa đơn điện tử phục vụ kịp thời cho việc đánh giá, dự báo, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Bảo đảm việc trao đổi, cung cấp thông tin, dữ liệu được thông suốt, kịp thời, đáp ứng các yêu cầu về an toàn, an ninh thông tin.
Điều 28. Trách nhiệm chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu
- Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh ở các lĩnh vực: điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị; thương mại thực hiện hoá đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hoá đơn điện tử theo quy định tại Thông tư này.
- Các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, tổ chức có chức năng thanh toán định kỳ cung cấp dữ liệu điện tử về giao dịch thanh toán qua tài khoản của các tổ chức, cá nhân cho cơ quan thuế theo định dạng dữ liệu chuẩn theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế.
- Các tổ chức, đơn vị: Cục quản lý thị trường, Tổng cục quản lý đất đai, Tổng cục quản lý tài nguyên khoáng sản, cơ quan công an, giao thông, y tế và các cơ quan khác có liên quan kết nối chia sẻ thông tin, dữ liệu liên quan cần thiết trong lĩnh vực quản lý của đơn vị với Tổng cục Thuế để xây dựng cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử.
Điều 29. Quy định về tem, tem điện tử
- Tem quy định tại Điều này và các Điều từ Điều 30 đến Điều 37 của Thông tư này là con tem được in bằng các chất liệu giấy khác nhau và trên con tem có chứa đựng các thông điệp dữ liệu điện tử, có dấu hiệu nhận biết riêng, được mã hóa dưới dạng chữ số, ký số, ma trận được sinh ra bởi các thuật toán điện tử. Việc mã hóa, kích hoạt, tra cứu, truyền nhận dữ liệu, truy xuất, xác thực, quản lý dữ liệu trên tem, tem điện tử được thực hiện bằng phương tiện điện tử.
- Dán tem, tem điện tử
- a) Tem đối với sản phẩm thuốc lá
Sản phẩm thuốc lá nhập khẩu và sản xuất tiêu thụ trong nước phải được dán tem theo quy định tại Nghị định 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá và Nghị định số 106/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2013/NĐ-CP.
Sản phẩm thuốc lá phải được đóng vào thành bao, gói hoặc hộp. Mỗi bao, gói, hộp được dán một (01) con tem. Trường hợp bao, gói, hộp có sử dụng màng bóng kính bọc bên ngoài thì tem phải được dán vào bao, gói, hộp trước khi được đóng màng bóng kính phủ bên ngoài. Tem được dán tại vị trí đảm bảo nguyên tắc khi mở bao, hộp, gói tem sẽ rách.
Mẫu tem thuốc lá nhập khẩu được trình bày tại Mẫu số 01 Phụ lục ... ban hành kèm theo Thông tư này.
Mẫu tem thuốc lá sản xuất trong nước được trình bày tại Mẫu số 02 Phụ lục ... ban hành kèm theo Thông tư này.
- b) Tem đối với sản phẩm rượu:
Rượu nhập khẩu và rượu sản xuất trong nước phải dán tem theo quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu.
Rượu nhập khẩu và rượu sản xuất trong nước phải được đóng thành chai (bao gồm cả hũ, bình, lọ, can, túi, hộp, thùng), dưới đây gọi chung là chai. Mỗi chai được dán một (01) con tem. Trường hợp chai rượu có sử dụng màng bóng kính bọc bên ngoài thì tem phải được dán vào chai, hũ, bình trước khi được đóng màng bóng kính phủ bên ngoài. Tem rượu được dán vắt qua nơi rượu có thể được lấy ra trên bao bì chứa sản phẩm rượu (nắp chai, nắp hũ, nắp bình, vòi rượu…) đảm bảo khi mở nắp thì tem sẽ rách và không thể sử dụng lại.
Mẫu tem rượu nhập khẩu được trình bày tại Mẫu số 01 Phụ lục ... ban hành kèm theo Thông tư này.
Mẫu tem rượu sản xuất trong nước được trình bày tại Mẫu số 02 Phụ lục ... ban hành kèm theo Thông tư này.
- c) Trường hợp pháp luật có quy định hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khác sản phẩm quy định tại tiết a, tiết b khoản này thuộc diện phải dán tem thì Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn cụ thể.
Điều 31. Quản lý tem, tem điện tử thuốc lá và tem rượu nhập khẩu
- Thông báo phát hành tem thuốc lá, rượu nhập khẩu
- a) Tổng cục Hải quan thông báo phát hành tem thuốc lá, rượu nhập khẩu gửi cho Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trước khi cấp. Trường hợp mẫu tem đang sử dụng có thay đổi về kích thước, nội dung, hình thức thì Tổng cục Hải quan phải có Thông báo phát hành mới thay thế Thông báo phát hành cũ. Nội dung Thông báo phát hành phải thể hiện: Hình thức, nội dung, kích thước và đặc điểm từng mẫu tem.
- b) Thông báo phát hành tem thuốc lá, rượu nhập khẩu được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan trong vòng mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày mẫu tem rượu nhập khẩu mới được ban hành.
- Cấp tem thuốc lá, rượu nhập khẩu
- a) Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm cấp tem thuốc lá, rượu nhập khẩu cho Cục Hải quan các tỉnh, thành phốsử dụng theo nhu cầu của các đơn vị đã đăng ký theo định kỳ hàng năm.
- b) Đối với tem thuốc lá, căn cứ vào số lượng bao, gói, hộp thuốc lá điếu nhập khẩu, xì gà nhập khẩu theo hợp đồng ký với nước ngoài của doanh nghiệp nhập khẩu, Cơ quan Hải quan thực hiện cấp tem cho doanh nghiệp.
- c) Đối với tem rượu, căn cứ số lượng hàng do người khai hải quan khai, Cơ quan Hải quan nơi đăng ký làm thủ tục nhập khẩu có trách nhiệm bán tem cho doanh nghiệp nhập khẩu và ghi rõ số lượng, số sêri tem thực sử dụng vào tờ khai Hải quan nhập khẩu rượu.
- d) Trường hợp nhập khẩu rượu về đóng chai trong nước thì đầu năm doanh nghiệp phải có trách nhiệm đăng ký với cơ quan Hải quan nơi mở tờ khai về số lượng rượu nhập khẩu và số chai rượu tương ứng dự kiến đóng chai trong năm để cơ quan Hải quan có căn cứ dự trù số lượng tem bán.
đ) Đối với các loại thuốc lá, rượu nhập khẩu sau khi bị tịch thu, nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng trên thị trường thì cơ quan ra quyết định tịch thu phải thông báo với cơ quan Hải quan về số hàng tịch thu để được cơ quan Hải quan bán tem trước khi đưa đi tiêu thụ trong nội địa.
- Thủ tục cấp tem thuốc lá, rượu nhập khẩu
Tổ chức, doanh nghiệp nhập khẩu thuốc lá, rượu khi đến mua tem phải có đầy đủ các giấy tờ theo quy định về việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem rượu, tem thuốc lá của Bộ Tài chính.
- Báo cáo, thanh quyết toán tình hình sử dụng tem thuốc lá, rượu nhập khẩu
Tổ chức, doanh nghiệp nhập khẩu thuốc lá, rượu báo cáo, thanh quyết toán tình hình sử dụng tem thuốc lá,rượu nhập khẩu theo quy định về việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem rượu, tem thuốc lá của Bộ Tài chính.
Điều 32. Quản lý tem, tem điện tử thuốc lá và tem rượu sản xuất trong nước
- Thông báo phát hành tem, tem điện tử thuốc lá và tem rượu sản xuất trong nước.
Tổng cục Thuế thông báo phát hành tem thuốc lá, tem rượu sản xuất trong nước công khai trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế trước khi bán. Trường hợp mẫu tem đang sử dụng có thay đổi về kích thước, nội dung, hình thức thì Tổng cục Thuế phải có Thông báo phát hành mới thay thế Thông báo phát hành cũ.
Nội dung Thông báo phát hành phải thể hiện: hình thức, nội dung, kích thước và đặc điểm từng mẫu tem.
- Đăng ký sử dụng tem, tem điện tử thuốc lá và tem rượu sản xuất trong nước.
Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất thuốc lá hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất rượu trong nước tiêu thụ trong nước đăng ký sử dụng tem, tem điện tử thuốc lá và tem rượu sản xuất trong nước theo quy định về việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem rượu, tem thuốc lá của Bộ Tài chính.
- Đăng ký dự kiến sử dụng số lượng tem, tem điện tử thuốc lá hoặc tem rượu sản xuất trong nước.
Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất thuốc lá hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất rượu trong nước tiêu thụ trong nước đăng ký dự kiến sử dụng số lượng tem, tem điện tử thuốc lá hoặc tem rượu sản xuất trong nước theo quy định về việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem rượu, tem thuốc lá của Bộ Tài chính.
Điều 33. Bán tem, tem điện tử thuốc lá và tem rượu nhập khẩu và sản xuất trong nước
Việc bán tem, tem điện tử thuốc lá và tem rượu nhập khẩu và sản xuất trong nước thực hiện theo quy định về việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem rượu, tem thuốc lá của Bộ Tài chính.
Điều 34. Các bước sử dụng tem, tem điện tử thuốc lá hoặc tem rượu sản xuất trong nước
- Tem thuốc lá hoặc tem rượu sản xuất trong nước dán lên bao thuốc lá hoặc chai rượu sản xuất tiêu thụ trong nước, được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn.
Trường hợp có nhiều ca sản xuất trong một thời điểm thì doanh nghiệp sản xuất thuốc lá hoặc sản xuất rượu phải thực hiện khai báo trên hệ thống việc phân bổ số lượng tem cho từng ca sản xuất. Các ca sản xuất phải sử dụng tem theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn.
- Các bước sử dụng tem, tem điện tử thuốc lá và tem rượu sản xuất trong nước:
Bước 1: Trước mỗi ca sản xuất, tem được nạp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn vào thiết bị dán tem theo kế hoạch sản xuất cho từng loại sản phẩm.
Bước 2: Thực hiện việc sản xuất và dán tem.
Bước 3: Khi kết thúc ca sản xuất phải xác nhận số liệu tem thực tế dán lên bao thuốc lá hoặc chai rượu sản xuất tiêu thụ trong nước, số tem bị hỏng.
Bước 4: Khai báo các thông tin liên quan trên màn hình ứng dụng: Tổng số lượng tem sử dụng để dán cho ca sản xuất, bao gồm: Ký hiệu tem, số tem đã dán thành công (từ số… đến số…), số tem dán hỏng không tiếp tục sử dụng lại (từ số… đến số…); người dán tem; loại bao thuốc lá hoặc chai rượu được dán tem.
Bước 5: Kích hoạt dữ liệu con tem, khi đó số liệu về tem được dán thành công trên bao thuốc lá hoặc chai rượu của ca sản xuất, là số lượng sản phẩm thuốc lá hoặc chai rượu được sản xuất có dán tem và dữ liệu thông tin đã khai báo trên con tem được kích hoạt trên hệ thống của Tổng cục Thuế theo thời gian thực tại, phục vụ công tác tra cứu, xác minh nguồn gốc sản phẩm. Với con tem khi dán bị hỏng sẽ không được kích hoạt, khi tra cứu hệ thống của Tổng cục Thuế sẽ xác định con tem đó không có giá trị sử dụng.
- Báo cáo tình hình sử dụng tem, tem điện tử thuốc lá và tem rượu sản xuất trong nước.
Doanh nghiệp thực hiện báo cáo tình hình sử dụng tem, tem điện tử thuốc lá và tem rượu sản xuất trong nước theo quy định về việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem rượu, tem thuốc lá của Bộ Tài chính.
Điều 35. Tra cứu thông tin về tem, tem điện tử thuốc lá hoặc tem rượu dán trên bao thuốc lá hoặc chai rượu sản xuất và tiêu thụ trong nước
Khi người sử dụng sản phẩm thuốc lá hoặc sản phẩm rượu sản xuất tiêu thụ trong nước, có nhu cầu tra cứu nguồn gốc bao thuốc lá hoặc chai rượu, thực hiện việc tra cứu các thông tin dữ liệu tại phần Qrcode trên con tem theo các bước sau:
Bước 1: Tải app TCT check or app quét Qrcode bất kỳ trên Google play hoặc App store.
Bước 2: Quét Qrcode trên con tem dán trên sản phẩm thuốc lá hoặc chai rượu.
Bước 3: Nhận được các thông tin liên quan đến sản phẩm thuốc lá hoặc sản phẩm rượu: ký hiệu tem, số thứ tự con tem; người dán tem; ngày dán tem; loại bao thuốc lá hoặc chai rượu được dán tem.
Điều 36. Xử lý tem, tem điện tử thuốc lá hoặc tem rượu của các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá ngừng sản xuất, giải thể, phá sản; chia, tách, sáp nhập hoặc chuyển cơ quan thuế quản lý trực tiếp
Doanh nghiệp thực hiện việc xử lý tem, tem điện tử thuốc lá hoặc tem rượu của các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá ngừng sản xuất, giải thể, phá sản; chia, tách, sáp nhập hoặc chuyển cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định về việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem rượu, tem thuốc lá của Bộ Tài chính.
Điều 37. Xử lý trong trường hợp mất, hư hỏng, huỷ tem, tem điện tử thuốc lá hoặc tem rượu
Doanh nghiệp thực hiện việc xử lý trong trường hợp mất, hư hỏng, huỷ tem, tem điện tử thuốc lá hoặc tem rượu theo quy định về việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem rượu, tem thuốc lá của Bộ Tài chính.
Điều 38. Kết nối thông tin về in và sử dụng tem, tem điện tử
- Định kỳ hàng quý, tổ chức in tem và đơn vị sử dụng tem, tem điện tử thực hiện kết nối thông tin về in và sử dụng tem, tem điện tử với cơ quan quản lý thuế theo định dạng chuẩn dữ liệu theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan.
- Các thông tin kết nối bao gồm:
- a) Tên đơn vị in tem, tên tem, ký hiệu tem, số thứ tự tem, đơn vị cung cấp tem;
- b) Đơn vị sử dụng tem, ngày dán tem, ngày xuất hàng
- c) Số lượng sản phẩm nhập khẩu, sản xuất ra của từng mã sản phẩm theo từng tháng của quý
- d) Số lượng sản phẩm đã bán ra của từng mã sản phẩm theo từng tháng của quý
đ) Đơn giá bán ra theo từng mã sản phẩm
- Thông tin về in, sử dụng tem điện tử là cơ sở để lập, quản lý và xây dựng cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử.
- Việc áp dụng tem, tem điện tử đối với sản phẩm thuốc lá, rượu tiếp tục thực hiện theo văn bản của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá; Nghị định số 106/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2013/NĐ-CP và Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu cho đến khi thực hiện kết nối thông tin về in và sử dụng tem, tem điện tử giữa tổ chức sản xuất, nhập khẩu với cơ quan quản lý thuế thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Mục 2. TRA CỨU, CUNG CẤP, SỬ DỤNG THÔNG TIN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
Điều 39. Khai thác, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử trên Cổng thông tin điện tử
- Bên sử dụng thông tin là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh là người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; các tổ chức, cá nhân là người mua hàng hóa, dịch vụ truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin hóa đơn điện tử theo các nội dung thông tin hóa đơn điện tử.
- Bên sử dụng thông tin là các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tín dụng, tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử phải đăng ký và được cấp quyền truy cập, kết nối, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử Tổng cục Thuế như sau:
- a) Bên sử dụng thông tin là các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tín dụng, tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử phải đăng ký và được cấp quyền truy cập, kết nối, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử Tổng cục Thuế như sau:
- Áp dụng chữ ký số có hiệu lực theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện việc mã hóa đường truyền;
- Đảm bảo an toàn thông tin theo quy định của pháp luật;
- Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục Thuế công bố, gồm: chỉ tiêu thông tin, định dạng dữ liệu, phương thức kết nối, tần suất trao đổi thông tin.
- b) Bên sử dụng thông tin có trách nhiệm phân công đầu mối đăng ký sử dụng thông tin hóa đơn điện tử (sau đây gọi tắt là đầu mối đăng ký) và thông báo cho Tổng cục Thuế bằng văn bản.
- c) Việc gửi văn bản từ đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin đến Tổng cục Thuế và ngược lại để phục vụ quá trình đăng ký sử dụng thông tin hóa đơn điện tử được thực hiện bằng một trong hai hình thức sau:
- Gửi văn bản giấy trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến trụ sở làm việc của Tổng cục Thuế;
- Gửi văn bản điện tử sử dụng chữ ký số có hiệu lực theo quy định của pháp luật đến địa chỉ thư điện tử do Tổng cục Thuế công bố hoặc thông qua dịch vụ trực tuyến do Tổng cục Thuế cung cấp.
- d) Cơ quan kiểm tra sử dụng thông tin hóa đơn điện tử dưới dạng tin nhắn do Tổng cục Thuế cung cấp thông qua số điện thoại được công bố chính thức.
Điều 40. Công bố, tra cứu thông tin hóa đơn điện tử
- Nội dung thông tin hóa đơn điện tử được cung cấp trên Cổng thông tin điện tử là các nội dung của hóa đơn điện tử quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ và tình trạng hóa đơn điện tử.
- Việc tra cứu thông tin hóa đơn điện tử phục vụ kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ.
- Thông tin hóa đơn điện tử cung cấp dưới dạng văn bản điện tử và dữ liệu điện tử được ký bằng chữ ký số của Tổng cục Thuế.
Điều 41. Đăng ký, bổ sung, chấm dứt sử dụng thông tin hóa đơn điện tử
- Đăng ký mới, bổ sung nội dung cung cấp thông tin hóa đơn điện tử:
- a) Đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin gửi 01 bản chính văn bản đến Tổng cục Thuế để đề nghị đăng ký mới hoặc bổ sung nội dung cung cấp thông tin hóa đơn điện tử;
- b) Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Tổng cục Thuế thực hiện việc đăng ký mới hoặc bổ sung nội dung cung cấp thông tin hóa đơn điện tử và thông báo kết quả cho đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin bằng văn bản. Trường hợp có các nội dung thông tin không được chấp nhận đăng ký mới hoặc bổ sung thì phải nêu rõ lý do.
- Thủ tục đăng ký mới, bổ sung thời hạn sử dụng, thu hồi tài khoản truy cập Cổng thông tin điện tử để sử dụng thông tin hóa đơn điện tử (sau đây gọi tắt là tài khoản):
- a) Đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin gửi 01 bản chính văn bản đến Tổng cục Thuế để đề nghị đăng ký mới hoặc bổ sung thời hạn sử dụng hoặc thu hồi tài khoản;
- b) Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Tổng cục Thuế thực hiện việc cấp tài khoản mới hoặc bổ sung thời hạn sử dụng của tài khoản hoặc thu hồi tài khoản và thông báo cho bên sử dụng thông tin bằng văn bản. Trường hợp không chấp nhận đăng ký tài khoản hoặc không bổ sung thời hạn sử dụng của tài khoản phải nêu rõ lý do.
Các tài khoản đăng ký mới cấp cho từng cá nhân được thông báo bằng hình thức gửi thư điện tử hoặc gửi tin nhắn từ các địa chỉ, số điện thoại do Tổng cục Thuế công bố chính thức.
- c) Thời hạn sử dụng tài khoản truy cập Cổng thông tin điện tử đối với cả trường hợp đăng ký mới và bổ sung thời hạn sử dụng là 24 tháng hoặc do bên sử dụng thông tin đề nghị nhưng không quá 24 tháng tính từ ngày Tổng cục Thuế gửi văn bản thông báo kết quả đăng ký mới hoặc bổ sung thời hạn sử dụng cho đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin.
Trước thời điểm hết thời hạn sử dụng 30 ngày, Tổng cục Thuế có trách nhiệm thông báo cho cho đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin bằng văn bản về việc chuẩn bị hết thời hạn sử dụng. Việc thông báo được thực hiện dưới hình thức thư điện tử hoặc tin nhắn từ các địa chỉ, số điện thoại do Tổng cục Thuế công bố chính thức.
- Đăng ký mới, bổ sung thời hạn sử dụng, thu hồi hiệu lực sử dụng hình thức nhắn tin của số điện thoại di động:
- a) Đầu mối đăng ký của cơ quan kiểm tra gửi 01 bản chính văn bản đến Tổng cục Thuế để đề nghị đăng ký mới hoặc bổ sung thời hạn sử dụng hoặc thu hồi hiệu lực sử dụng hình thức nhắn tin của số điện thoại di động;
- b) Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Tổng cục Thuế thực hiện việc đăng ký mới hoặc bổ sung thời hạn sử dụng hoặc thu hồi hiệu lực sử dụng hình thức nhắn tin của số điện thoại di động và thông báo kết quả cho đầu mối đăng ký của cơ quan kiểm tra bằng văn bản. Trường hợp không chấp nhận đăng ký sử dụng hoặc bổ sung thời hạn sử dụng phải nêu rõ lý do.
- c) Thời hạn sử dụng hình thức nhắn tin của số điện thoại di động đối với cả trường hợp đăng ký mới và bổ sung thời hạn sử dụng là 24 tháng hoặc do bên sử dụng thông tin đề nghị nhưng không quá 24 tháng tính từ ngày Tổng cục Thuế gửi văn bản thông báo kết quả đăng ký mới hoặc bổ sung thời hạn sử dụng cho đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin.
Trước thời điểm hết thời hạn sử dụng 30 ngày, Tổng cục Thuế có trách nhiệm thông báo cho cho đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin bằng văn bản về việc chuẩn bị hết thời hạn sử dụng. Việc thông báo được thực hiện dưới hình thức thư điện tử hoặc tin nhắn từ các địa chỉ, số điện thoại do Tổng cục Thuế công bố chính thức.
- Đăng ký kết nối, dừng kết nối hệ thống của bên sử dụng thông tin với Cổng thông tin điện tử để sử dụng thông tin hóa đơn điện tử:
- a) Đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin gửi 01 bản chính văn bản đến Tổng cục Thuế để đề nghị kết nối hoặc dừng kết nối với Cổng thông tin điện tử;
- b) Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Tổng cục Thuế thông báo cho đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin bằng văn bản về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị của bên sử dụng thông tin, trường hợp không chấp nhận đề nghị phải nêu rõ lý do;
- c) Đối với trường hợp chấp nhận kết nối hệ thống: Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo, Tổng cục Thuế cử đoàn khảo sát đến địa điểm, cơ sở vật chất triển khai hệ thống thông tin của bên sử dụng thông tin để kiểm tra việc đáp ứng các yêu cầu.
- Trường hợp biên bản kết luận của đoàn khảo sát xác nhận hệ thống thông tin của bên sử dụng thông tin đáp ứng các yêu cầu thì trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, Tổng cục Thuế thông báo bằng văn bản với bên sử dụng thông tin về việc đủ điều kiện kết nối và phối hợp tiến hành kết nối các hệ thống để cung cấp thông tin hóa đơn điện tử;
- Trường hợp biên bản kết luận của đoàn khảo sát xác nhận hệ thống thông tin của bên sử dụng thông tin không đáp ứng các yêu cầu thì trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, Tổng cục Thuế thông báo bằng văn bản với bên sử dụng thông tin về việc không đủ điều kiện kết nối với Cổng thông tin điện tử.
- d) Đối với trường hợp chấp nhận dừng kết nối hệ thống: kể từ ngày gửi thông báo, Tổng cục Thuế phối hợp với bên sử dụng thông tin tiến hành dừng kết nối các hệ thống.
Điều 42. Chấm dứt sử dụng các hình thức cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử
- Tổng cục Thuế thực hiện việc thu hồi tài khoản truy cập Cổng thông tin điện tử hoặc thu hồi hiệu lực sử dụng hình thức nhắn tin của số điện thoại di động trong các trường hợp sau:
- a) Khi có đề nghị từ đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin;
- b) Thời hạn sử dụng đã hết;
- c) Tài khoản truy cập Cổng thông tin điện tử hoặc số điện thoại di động không thực hiện việc tra cứu thông tin trong thời gian 06 tháng liên tục;
- d) Phát hiện trường hợp sử dụng thông tin hóa đơn điện tử không đúng mục đích, phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của bên sử dụng thông tin, không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
- Tổng cục Thuế thực hiện việc dừng kết nối hệ thống của bên sử dụng thông tin với Cổng thông tin điện tử trong các trường hợp sau:
- a) Khi có đề nghị từ đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin;
- b) Phát hiện trường hợp sử dụng thông tin hóa đơn điện tử không đúng mục đích, phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của bên sử dụng thông tin, không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
- Chậm nhất là 05 ngày làm việc trước thời điểm chính thức chấm dứt sử dụng các hình thức cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử của bên sử dụng thông tin (trừ trường hợp đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin có đề nghị bằng văn bản), Tổng cục Thuế thông báo bằng văn bản cho đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin về việc chấm dứt sử dụng các hình thức cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử, nêu rõ lý do của việc chấm dứt sử dụng.
Điều 43. Thời hạn cung cấp thông tin hóa đơn điện tử
Trong thời gian không quá 05 phút kể từ khi nhận được yêu cầu, Cổng thông tin điện tử phản hồi cho bên sử dụng thông tin:
- Thông tin hóa đơn điện tử;
- Thông báo lý do trong trường hợp hệ thống gặp sự cố hoặc không có thông tin hóa đơn điện tử.
Điều 44. Trách nhiệm của Tổng cục Thuế
- Xây dựng, triển khai, quản lý vận hành Cổng thông tin điện tử, cụ thể:
- a) Bảo đảm cho tổ chức, cá nhân truy cập thuận tiện; có công cụ tìm kiếm thông tin, dữ liệu dễ sử dụng và cho kết quả đúng nội dung cần tìm kiếm;
- b) Bảo đảm khuôn dạng thông tin, dữ liệu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định để dễ dàng tải xuống, hiển thị nhanh chóng và in ấn bằng các phương tiện điện tử phổ biến.
- c) Đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục, ổn định, đảm bảo an toàn thông tin;
- d) Chủ trì thực hiện việc hướng dẫn sử dụng, hỗ trợ vận hành hệ thống.
- Quản lý việc đăng ký sử dụng thông tin hóa đơn điện tử của bên sử dụng thông tin.
- Triển khai, công bố địa chỉ thư điện tử và số điện thoại phục vụ việc cung cấp thông tin hóa đơn điện tử.
- Xây dựng, công bố các yêu cầu kỹ thuật để kết nối với Cổng thông tin hóa đơn điện tử.
- Trường hợp tạm ngừng cung cấp thông tin hóa đơn điện tử, Tổng cục Thuế thực hiện thông báo với các bên sử dụng thông tin. Nội dung thông báo phải nêu rõ khoảng thời gian dự kiến phục hồi các hoạt động cung cấp thông tin.
Điều 45. Trách nhiệm của bên sử dụng thông tin
- Sử dụng thông tin hóa đơn điện tử đúng mục đích, phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của bên sử dụng thông tin, đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
- Trang bị đầy đủ phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật để bảo đảm thực hiện việc tra cứu, kết nối, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử.
- Thực hiện đăng ký để được cấp quyền truy cập, khai thác, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử.
- Quản lý, bảo mật thông tin tài khoản truy cập Cổng thông tin điện tử, số điện thoại nhận tin nhắn tra cứu thông tin hóa đơn điện tử do Tổng cục Thuế cấp.
- Đảm bảo việc xây dựng, triển khai, vận hành hệ thống tiếp nhận thông tin hóa đơn điện tử.
Chương IV
TỔ CHỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
Điều 46. Tiêu chuẩn tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
- Điều kiện lựa chọn tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và dịch vụ truyền, nhận dữ liệu hóa đơn:
1.1. Về chủ thể
- a) Là doanh nghiệp, tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư hoặc giấy phép đầu tư của doanh nghiệp đầu tư tại Việt nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin (hoặc ngân hàng cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử trong hoạt động của ngân hàng hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ khai thuế điện tử).
- b) Có kinh nghiệm trong việc xây dựng giải pháp công nghệ thông tin và giải pháp trao đổi dữ liệu điện tử giữa các tổ chức, cụ thể:
- Có tối thiểu 05 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin hoặc có 05 năm hoạt động cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử trong hoạt động của ngân hàng.
- Đã triển khai hệ thống, ứng dụng công nghệ thông tin cho tối thiểu 10 tổ chức (chứng minh bằng các hợp đồng kinh tế có giá trị tối thiểu 1tỷ đồng).
- Đã triển khai hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử để phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử giữa các chi nhánh của doanh nghiệp với nhau hoặc giữa các tổ chức với nhau.
1.2. Về tài chính:
- a) Có đủ năng lực tài chính để thiết lập hệ thống trang thiết bị kỹ thuật, tổ chức và duy trì hoạt động phù hợp với quy mô cung cấp dịch vụ.
- b) Có cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 110/2015/TT-BTC ngày 28/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
- c) Có trụ sở làm việc, địa điểm đặt trang thiết bị tại Việt Nam đảm bảo an toàn phù hợp với loại hình dịch vụ cung cấp.
1.3. Về nhân sự
- a) Có đội ngũ cán bộ kỹ thuật tối thiểu có 07 cán bộ trình độ đại học chuyên ngành công nghệ thông tin (chứng minh bằng bằng cấp và hợp đồng lao động).
- b) Đội ngũ cán bộ kỹ thuật đảm bảo có kinh nghiệm thực tiễn về quản trị mạng, bảo mật về hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử, quản trị cơ sở dữ liệu, am hiểu pháp luật thuế (chứng mình bằng các vị trí đã đảm nhiệm trong các dữ án triển khai)
- c) Đảm bảo có đội ngũ nhân viên kỹ thuật, thường xuyên trực 24 giờ trong ngày để duy trì hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử và hỗ trợ người sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử.
1.4. Về kỹ thuật
- a) Thiết lập hệ thống phần mềm đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đáp ứng các nghiệp vụ về hóa đơn theo quy định hiện hành.
- Đáp ứng các yêu cầu về định dạng chuẩn dữ liệu và chuẩn kết nối do Tổng cục Thuế quy định và công bố công khai;
- Đảm bảo toàn bộ các giao dịch giữa người nộp thuế và tổ chức cung cấp dịch vụ, tổ chức cung cấp dịch vụ với cơ quan thuế phải được lưu trữ dưới dạng có cấu trúc và cho phép tra cứu trên ứng dụng theo thời gian tương ứng với dữ liệu hóa đơn;
- Đảm bảo toàn bộ nhật ký truy cập, thao tác trên ứng dụng và trên cơ sở dữ liệu phải được lưu trữ dưới dạng có cấu trúc và có thể tra cứu trên ứng dụng theo thời gian tương ứng với dữ liệu hóa đơn;
- b) Thiết lập hệ thống thiết bị, kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế và kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế trực tuyến 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, Tết). Thời gian dừng hệ thống để bảo trì không quá 2% tổng số giờ cung cấp dịch vụ.
- Có khả năng phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các truy cập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng để đảm bảo tính bảo mật, toàn vẹn của dữ liệu trao đổi giữa các bên tham gia; có biện pháp kiểm soát giao dịch với người nộp thuế và với cơ quan thuế.
- Có các quy trình và thực hiện sao lưu dữ liệu, sao lưu trực tuyến dữ liệu, khôi phục dữ liệu; thời gian phục hồi dữ liệu tối đa 08 giờ kể từ thời điểm hệ thống gặp sự cố.
- c) Có giải pháp lưu trữ kết quả các lần truyền nhận giữa các bên tham gia giao dịch; lưu trữ hóa đơn điện tử trong thời gian giao dịch chưa hoàn thành với yêu cầu thông điệp dữ liệu điện tử gốc phải được lưu giữ trên hệ thống và được truy cập trực tuyến.
- d) Dữ liệu hóa đơn điện tử trên hệ thống phải được lưu trữ trong thời gian tối thiểu 10 năm kể từ thời điểm phát sinh. Các thông tin này có thể được tra cứu trực tuyến trong thời gian lưu trữ nêu trên.
- e) Có các phương án và hệ thống dự phòng đảm bảo duy trì hoạt động an toàn, liên tục và có các phương án xử lý tình huống bất thường, khắc phục sự cố.
- Giao Tổng cục Thuế quy định các điều kiện và tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể cần đáp ứng để hệ thống của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có thể kết nối, trao đổi thông tin được với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Điều 47. Quy định ký hợp đồng, kết nối của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
- Trình tự ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
- a) Tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin đáp ứng đầy đủ tiêu chí tại khoản 1 Điều 46 Thông tư này gửi văn bản nghị ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử kèm theo Đề án cung cấp dịch vụ trong đó thể hiện nội dung đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 48 Thông tư này đến Tổng cục Thuế, gửi bản giấy hoặc bản điện.
- b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử, Tổng cục Thuế có văn bản thông báo về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận đề nghị ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử, trường hợp không chấp thuận nêu rõ lý do.
- c) Kể từ ngày Tổng cục Thuế thông báo về việc chấp nhận đề nghị ký Hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử, tổ chức thực hiện kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Tổng cục Thuế thực hiện kiểm tra và ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử nếu kết quả kiểm tra đáp ứng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử. Trường hợp kết quả kiểm tra không đáp ứng việc cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử, Tổng cục Thuế có văn bản thông báo từ chối ký thoả thuận và nêu rõ lý do.
- d) Chậm nhất 10 ngày làm việc sau khi ký Hợp đồng, Tổng cục Thuế công bố công khai trên Trang thông tin điện tử (gdt.gov.vn), Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về danh sách tổ chức đã ký thỏa thuận cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
- e) Trường hợp sau khi ký Hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử, tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có thay đổi, bổ sung thông tin liên quan đến Hợp đồng đã ký với Tổng cục Thuế, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thay đổi, tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử phải trao đổi và thống nhất với Tổng cục Thuế bằng văn bản.
- g) Trường hợp tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử ngừng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thì trước thời hạn đề nghị ngừng 30 ngày làm việc, tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử phải trao đổi và thống nhất với Tổng cục Thuế bằng văn bản để Tổng cục Thuế thông báo công khai trên Trang thông tin điện tử (gdt.gov.vn), Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế
- Trường hợp có sự thay đổi điều khoản trong hợp đồng hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử tạm ngừng hoạt động, hai bên thống nhất với nhau bằng văn bản và ký phụ lục điều chỉnh hợp đồng.
- Tổng cục Thuế được chấm dứt Hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử trong các trường hợp sau:
- a) Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử vi phạm các tiêu chí theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Thông tư này; hoặc vi phạm các điều khoản đã ký Hợp đồng; hoặc vi phạm các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
- b) Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử bị giải thể; bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập hoặc giấy phép khác liên quan đến hoạt động của tổ chức; bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật.
- c) Tổng cục Thuế có văn bản gửi cho tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử vi phạm biết và ngừng kết nối với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử; đồng thời công bố công khai trên Trang thông tin điện tử (gdt.gov.vn), Cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế về tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử vi phạm, đã ngừng thỏa thuận cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
- d) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đang sử dụng dịch vụ hóa đơn điện qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử nêu trên được chuyển sang giao dịch qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc được Tổng cục Thuế hỗ trợ để đăng ký giao dịch qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử khác.
- Các Tổ chức đã cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử theo quy định tại Thông tư này.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 48. Hiệu lực thi hành
- Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.
- Từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Thông tư số 191/2010/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý, sử dụng hóa đơn vận tải, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 8 năm 2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 2 năm 2015 của Bộ Tài chính), Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23/6/2015 và Thông tư số 37/2017/TT-BTC ngày 27/4/2017 của Bộ Tài chính vẫn có hiệu lực thi hành.
- Từ ngày 01 tháng 11 năm 2020 các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này.
- Từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 8 năm 2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 2 năm 2015 của Bộ Tài chính) và Thông tư số 37/2017/TT-BTC ngày27/4/2017 của Bộ Tài chính hết hiệu lực thi hành.
Điều 49. Xử lý chuyển tiếp
- Từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, để chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin để đăng ký, sử dụng, tra cứu và chuyển dữ liệu lập hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, trong khi cơ quan thuế chưa thông báo các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chuyển đổi để sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và theo hướng dẫn tại Thông tư này thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh vẫn áp dụnghóa đơn theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP.
- Từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và theo hướng dẫn tại Thông tư này nếu cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 cùng với thời gian nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng. Cơ quan thuế xây dựng dữ liệu hóa đơn của các cơ sở kinh doanh để đưa vào cơ sở dữ liệu hóa đơn và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế phục vụ việc tra cứu dữ liệu hóa đơn.
- Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập trong thời gian từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này thì cơ sở kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Trường hợp chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP thì thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 cùng với thời gian nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.
- Đối với tổ chức sự nghiệp công lập (cơ sở giáo dục công lập, cơ sở y tế công lập) đã sử dụng Phiếu thu tiền thì tiếp tục sử dụng Phiếu thu tiền đã sử dụng và chuyển đổi sang áp dụng hóa đơn điện tử (hoặc Phiếu thu tiền điện tử) theo lộ trình của Bộ Tài chính.
Điều 50. Trách nhiệm thi hành
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện đúng theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính, phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện triển khai việc kết nối thông tin từ máy tính tiền, phần mềm bán hàng để quản lý doanh thu bán lẻ của các hộ, cá nhân kinh doanh.
- Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện theo nội dung Thông tư này.
- Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.
Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!
Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}