Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu
Hiện nay Việt Nam đang là một nước phát triển lớn mạnh về các mặt hàng xuất nhập khẩu sang các nước trên thế giới, chính vì vậy nếu bạn đang ấp ủ dự định thực hiện thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu? Thì đừng chần chừ nữa mà hãy bắt tay chuẩn bị những điều cần thiết, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
NỘI DUNG BÀI VIẾT
- 1. Chuẩn bị và nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư
- 2. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
- 3. Khắc dấu và thông báo mẫu dấu
- 4. Thủ tục cần thực hiện sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Chuẩn bị và nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư
Các giấy tờ hồ sơ không nên bỏ lỡ nếu muốn thành lập công ty nhanh chóng
Sở hữu kinh nghiệm thành lập công ty xuất nhập khẩu từ rất lâu, đảm nhận vị trí tư vấn cho nhiều khách hàng. Chúng tôi tự tin mang đến những thông tin về giấy tờ hồ sơ chính xác và trọng tâm nhất đến với khách hàng, hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty phát hành dựa vào pháp luật
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)
- Bản sao hợp lệ toàn bộ các loại giấy tờ chứng thực:
- Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân
- Kê khai quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản cho phép ủy quyền; các giấy tờ chứng minh thân phận của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
- Có giấy tờ biên bản quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức.
Trong giấy tờ hồ sơ làm đề nghị đăng ký doanh nghiệp, đối với ngành nghề chính của công ty mà bạn không biết ghi là gì thì có thể ghi là hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh xuất, nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh – mã ngành 8299. Và đừng quên trong mục khai Thông tin đăng ký thuế, doanh nghiệp còn cần phải quyết định hình thức nộp thuế xuất, nhập khẩu.
Nếu bạn nhờ đến các dịch vụ làm trọn gói thì họ sẽ soạn hết phần này, nếu tự bạn làm thì sẽ cần phải tiến hành soạn hồ sơ dựa vào những thông tin đã ghi trên, tổng hợp lại và xin đầy đủ chữ ký các thành viên rồi nộp tại Sở kế hoạch đầu tư. Trong thời gian từ 03-05 ngày làm việc, công ty sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng doanh nghiệp.
2. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Kinh nghiệm thành lập công ty xuất nhập khẩu
Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu dường như đã xong được một nửa, nếu sau khi nộp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Việc cần hoàn thiện tiếp theo là bạn phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.
Dựa vào kinh nghiệm thành lập công ty xuất nhập khẩu lâu năm, bạn cần phải nộp phí và gửi Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Nếu công ty không thực hiện đúng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 50/2016/NĐ-CP.
3. Khắc dấu và thông báo mẫu dấu
Khắc dấu và thông báo mẫu dấu
Giống như các hình thức thành lập công ty khác, thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu cũng quy định doanh nghiệp có mọi quyền tự quyết định về hình thức kiểu dáng, số lượng và nội dung con dấu.
Bạn có thể uỷ quyền cho công ty bạn sử dụng dịch vụ, hoặc tự mình thực hiện khắc dấu và thông báo mẫu con dấu với Sở kế hoạch và đầu tư.
Khi doanh nghiệp nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh nếu hợp lệ họ sẽ trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp và thay bạn thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, kèm theo đó là cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
4. Thủ tục cần thực hiện sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Lưu ý những thủ tục sót lại
Sau khi đã hoàn tất các nhiệm vụ trên, bước cuối cùng của thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu gồm những khâu như sau:
- Treo biển tại trụ sở công ty
- Thông báo về áp dụng phương pháp tính thuế
- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, đăng ký mẫu tài khoản ngân hàng với sở kế hoạch đầu tư ( Phụ lục II-1 thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiêp theo thông tư 20/2015/TT-BKHDT)
- Đăng ký chữ ký số điện tử và thực hiện nộp thuế điện tử
- Kê khai và nộp lệ phí môn bài
- Đăng ký thuế ban đầu với cơ quan thuế
- Thủ tục đặt in hóa đơn và thông báo phát hành hóa đơn
- Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.
Theo quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP thì hàng hóa không thuộc vào danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu. Nếu rơi vào danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì chỉ phải làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
Tuy nhiên, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân buôn bán muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ, ngành liên quan.
Trong trường hợp hàng hoá được đồng ý xuất khẩu, nhập khẩu thì phải bảo đảm được các quy định của bộ kiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi đưa ra thị trường nước ngoài.
Thông tin trên đây đã bao gồm đầy đủ thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu, các giấy tờ cũng như những điều lệ cần phải lưu ý trong giai đoạn kinh doanh. Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc đã có được cái nhìn toàn bộ về lĩnh vực tạo dựng công ty xuất nhập khẩu. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi bài biết của chúng tôi, để biết nhiều thông tin quan trọng hơn nữa hãy liên hệ với chúng tôi.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp.
Hotline Tư Vấn: 0933 238 977 (Zalo) | Email: info@consothongminh.com
Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!
Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}