Giới thiệu nhiệm vụ của kế toán thuế trong doanh nghiệp 2019
Kế toán thuế là một trong những công việc quan trọng mà bất cứ nhân viên kế toán nào cũng phải thực hiện hằng tháng, hằng quý. Vậy nhiệm vụ kế toán thuế cần phải làm những công việc gì? Hãy tham khảo cùng chúng tôi ở bài viết dưới đây.
NỘI DUNG BÀI VIẾT:
1. Khái quát về kế toán thuế
Kế toán thuế
Vai trò, nhiệm vụ của kế toán thuế đó là cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước. Kế toán thuế sẽ thực hiện các công việc kê khai thuế của doanh nghiệp từ đó giúp nhà nước quản lý kinh tế dễ dàng hơn cũng như giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định và hoàn thiện các bản báo cáo thuế hợp lý, rõ ràng và minh bạch.
2. Mô tả nhiệm vụ của kế toán thuế trong doanh nghiệp
Để hiểu được nhiệm vụ của kế toán thuế trong doanh nghiệp phải thực hiện các công việc gì? Con số thông minh sẽ chia các công việc cũng như nhiệm vụ của kế toán thuê theo từng giai đoạn bao gồm: công việc hằng ngày, công việc theo tháng, công việc theo quý và công việc năm.
2.1. Công việc hàng ngày
Công việc hằng ngày, nhiệm vụ của kế toán thuế
Nhiệm vụ của kế toán thuế hằng ngày đó là phải thực hiện việc thu thập và xử lý các loại hóa đơn chứng từ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Một số giấy tờ cần phải hạch toán hằng ngày bao gồm:
- Hạch toán hóa đơn đầu ra, đầu vào: Việc hạch toán các loại hóa đơn đầu vào và đầu ra giúp kế toán theo dõi được số lượng hàng hóa nhập, xuất tồn từ đó xây dựng được kế hoạch tính toán thời gian, số lượng hàng hóa cần nhập cũng như sản xuất hàng kịp thời. Bên cạnh đấy việc hạch toán các hóa đơn này, kế toán còn có thể hạch toán phân bổ và trích khấu hao trong quá trình sản xuất. Dựa vào hóa đơn đầu vào, đầu ra còn giúp kế toán biết được công nợ với khách hàng để có phương án thanh toán cũng như trả các khoản “nợ phải trả”.
- Thực hiện nộp các khoản thuế phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp để không bị nộp phạt do chậm theo quy định của cục Thuế.
- Thực hiện theo dõi số dư nợ trên ngân hàng dựa vào sổ phụ ngân hàng hoặc các sao kê.
- Thực hiện nhập các bút toán quỹ dựa vào phiếu thu, chi cũng như giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
- Kiểm tra và điều chỉnh hóa đơn GTGT khi có sai lệch
- Sắp xếp và lưu giữ các chứng từ, hóa đơn.
2.2. Công việc hàng tháng
Bên cạnh những công việc nhập bút toán, kiểm tra số liệu hàng ngày thì nhiệm vụ kế toán thuế hằng tháng cần phải thực hiện bao gồm:
- Thực hiện kế khai thuế GTGT trường hợp doanh nghiệp có doanh thu lớn hơn 50 tỷ.
- Kê khai thuế TNDN trường hợp doanh nghiệp có doanh thu lớn hơn 50 tỷ.
- Thực hiện công việc phân bổ CCDC và trích khấu hao tài sản cố định.
- Định kỳ hàng tháng thực hiện công việc kiểm tra hồ sơ nhân sự, làm hợp đồng lao động cho nhân viên mới cũng như thực hiện đăng ký mã số thuế cho nhân viên.
- Kiểm tra các chi tiêu trên bảng cân đối để không bị dồn quá nhiều việc vào cuối tháng.
2.3. Công việc hàng quý
Với mỗi quý nhiệm vụ của kế toán thuế cần thực hiện bao gồm:
- Lập tờ khai thuế GTGT cho các doanh nghiệp mới hoặc các doanh nghiệp có doanh thu nhỏ hơn 50 tỷ đồng.
Lập tờ khai thuế GTGT cho doanh nghiệp
- Lập tờ khai thuế TNCN cho các doanh nghiệp với mức phát sinh thuế TNCN dưới 50 triệu đồng
- Lập báo cáo về tình trạng sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp
2.4. Công việc hàng năm
Công việc hàng năm, nhiệm vụ của kế toán thuế sẽ được chia nhỏ thành 2 giai đoạn để giải quyết bao gồm đầu năm và cuối năm.
+ Công việc đầu năm
Tại thời điểm tháng 1 - từ ngày 01/01 - 31/01, các kế toán thuế của doanh nghiệp cần phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế môn bài.
Nếu doanh nghiệp trong năm thay đổi mức vốn điều lệ, dẫn đến bậc thuế môn bài bị thay đổi, nhiệm vụ của kế toán thuế lúc này đó là tiến hành làm lại tờ khai thuế môn bài cho năm sau và phải nộp trước 31/12 trong năm đó.
+ Công việc cuối năm
Cuối năm là thời điểm mà kế toán của bất cứ doanh nghiệp nào cũng bận rộn bởi đây là thời điểm phải hoàn thiện báo cáo tài chính. Lúc này kế toán thuế sẽ phải làm những công việc:
- Thực hiện kiểm tra, rà soát các vấn đề chưa được giải quyết trong năm. Kiểm tra lại việc hạch toán các bút toán đã hợp lý, khớp với số kê khai để báo cáo tài chính công ty cuối năm được hoàn chỉnh.
- Nộp báo cáo tài chính của năm trong vòng 90 ngày trong năm tiếp theo.
Báo cáo tài chính cuối năm
– Thực hiện việc lưu trữ bằng cách in toàn bộ sổ sách phục vụ cho công việc quyết toán thuế sau này. Các loại sổ sách mà kế toán cần in ra để lưu trữ bao gồm:
- Sổ cái các tài khoản
- Sổ chi tiết các tài khoản, sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng
- Các bảng biểu chi tiết
- Các phiếu thu, phiếu chi đi kèm hóa đơn
- Phiếu nhập kho, xuất kho…
Hy vọng bài viết về “Nhiệm vụ của kế toán thuế” trên đây sẽ giúp các kế toán năm được những công việc cần làm của mình theo từng giai đoạn trong 1 năm. Hãy nắm rõ các thông tin trên đây khi thực hiện khai thuế để không nhầm lẫn và sai sót trong quá trình làm việc.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp.
Hotline Tư Vấn: 0933 238 977 (Zalo) | Email: info@consothongminh.com
Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!
Tổng lượt bình luận: {{totalComments}} - Tổng lượt trả lời: {{totalReplies}}